Doanh nghiệp - Doanh nhân

Đại dự án nghìn tỷ Ethanol Dung Quất bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí

Minh Quân 19/11/20 - 14:27

Từng được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nhiên liệu sạch, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở Quảng Ngãi nên được đầu tư số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, dự án Ethanol Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) đã phải dừng hoạt động, bỏ không suốt nhiều năm qua gây lãng phí.

Ngừng hoạt động sau 4 năm hoàn thành

Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (gọi tắt là Nhà máy Ethanol Dung Quất) được khởi công vào tháng 9/2009, tại Khu Kinh tế Dung Quất (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), dự án do Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí Miền Trung (BSR-BF - đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) làm chủ đầu tư, với tổng vốn ban đầu gần 1.850 tỷ đồng, sau đó tiếp tục được nâng lên khoảng 2.200 tỷ đồng, trên diện tích ha. Đây là nhà máy sản xuất Nhiên liệu sinh học lớn nhất miền Trung với công nghệ hiện đại, công suất tối đa đạt 100.000m3 Ethanol/năm.

1(3).jpg
Được đầu tư số tiền hàng nghìn tỷ đổng, nhưng dự án đã "đắp chiếu" suối nhiều năm qua.

Dự án nhà máy Ethanol Dung Quất từng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường xăng sinh học E5 cho cả nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nhiên liệu sạch. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả kinh tế cho mặt hàng nông sản khoai mì, bởi sản phẩm Bio - Ethanol do nhà máy cung cấp được sản xuất từ sắn lát khô (khoai mì) và dùng pha trộn với xăng A92 để tạo ra xăng E5, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở Quảng Ngãi.

Vào tháng 2/2012, nhà máy đi vào hoạt động. Thế nhưng trái với kỳ vọng, chỉ sau 2 năm chính thức hoạt động, Nhà máy Ethanol Dung Quất liên tục phải sản xuất cầm chừng vì thua lỗ. Đến tháng 4/20, nhà máy tạm dừng sản xuất do giá bán Ethanol trên thị trường thấp hơn so với giá thành sản xuất, nhà máy thua lỗ, đóng cửa.

2(3).jpg
Cổng ra vào Công ty luôn trong tình trạng đóng kín.

Tháng 3/2016, nhà máy đứt vốn lưu động, tạm ngừng trả lương cho người lao động và chính thức “đắp chiếu” đến nay. Đây là một trong số 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ nằm trong diện phải cơ cấu lại trong nhiều năm qua.

Theo báo cáo tài chính năm 2021 của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR, Công ty mẹ của BSR-BF, nắm giữ 65,54% vốn cổ phần), BSR-BF bị 3 ngân hàng khởi kiện lên TAND tỉnh Quảng Ngãi do phát sinh các khoản vay quá hạn, nợ gốc và lãi vay hợp đồng tín dụng xây dựng.

3(1).jpg
Nhà máy Ethanol Dung Quất nằm trên khu đất rộng ha được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Ngày 22/2/20, công ty này đã nộp đơn đến TAND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Tính đến ngày 31/12/2023, nợ ngắn hạn của BSR-BF vượt quá tài sản ngắn hạn 1.532 tỷ đồng, lỗ lũy kế 1.588 tỷ đồng và nợ quá hạn thanh toán khoảng 1.566 tỷ đồng. Các khoản nợ quá hạn thanh toán tính đến ngày 31/12/2023 gồm: Lãi vay khoảng 439 tỷ đồng, số dư gốc vay khoảng 1.127 tỷ đồng. BSR-BF đã thế chấp toàn bộ nhà cửa, máy móc, thiết bị và các tài sản cố định hữu hình từ Nhà máy Ethanol Dung Quất để đảm bảo cho khoản tiền vay ngân hàng.

Người dân “tiến thoái lưỡng nan” bên dự án nghìn tỷ

Theo ghi nhận, do bỏ hoang nhiều năm nên nhiều thiết bị của nhà máy đang dần xuống cấp, rỉ sét, nhiều hạng mục đứt gãy. Cả dự án rộng ha trước đây là đất đai, ruộng nương của người dân ở thôn Đông Lỗ (xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn) đến nay ngừng hoạt động, bỏ hoang gây lãng phí đất đai, trong khi người dân không có đất để canh tác, không việc làm.

13.jpg
Trong khi dự án bỏ hoang, người dân lại không có đất canh tác.

Bà Trần Thị Loan (trú thôn Đông Lỗ, xã Bình Thuận) cho hay, để xây dựng nhà máy, trước đây người dân thôn Đông Lỗ đã nhường đi hàng chục ha đất lúa và cây trồng, vườn tược. Đến khoảng năm 2014, nhà máy hoạt động thì phát sinh hôi thối, dân kêu trời thì chính quyền và doanh nghiệp tổ chức di dời dân.

“Nhà tôi đành nhường hết đất vườn, đất ở 1.800m2 để dời đi. Thế nhưng, khi bồi thường chính quyền thu hồi sổ đỏ nhà tôi, nhưng chờ mãi không thấy bố trí tái định cư (TĐC) nơi ở mới, nên hơn 10 năm qua chúng tôi sống mắc kẹt bên nhà máy”, bà Loan nói.

4(1).jpg
ha đất giờ hình thành những khối sắt, bê tông trơ khung, bỏ hoang gây lãng phí.

Cũng theo bà Loan, không chỉ gia đình bà mà cả 11 hộ dân khác ở thôn Đông Lỗ cũng đang sống “treo”, đi không được ở chẳng xong bên đại dự án Ethanol Dung Quất. Kể từ năm 2014 đến nay, những hộ dân bị ảnh hưởng kiến nghị khắp nơi đòi quyền lợi chỗ ở mới nhưng chưa ai giải quyết được.

“Suốt thời gian sống treo, nhà cửa xuống cấp lo gió bão cuốn sập nhưng đâu ai dám nâng cấp, xây mới vì đất đai đã đền bù, sổ đỏ đã thu hồi rồi, xây lên nếu đột ngột chính quyền thông báo dời đi thì tiền của bỏ hết. Từ việc nhường đất cho dự án, nay nhà máy thì bỏ hoang sắp thành kho sắt vụn lãng phí, còn dân thì phải sống chui, ở lậu trên chính mảnh đất của mình”, bà Loan bức xúc.

6.jpg
Do lâu năm không sử dụng, nhiều hạng mục xuống cấp, gỉ sắt.

“Địa phương đã đề xuất các cấp xem xét hủy thông báo và quyết định thu hồi đất trước kia để khoanh nợ, giải quyết khó khăn cho các hộ dân ven nhà máy. Tuy nhiên, việc hủy bỏ thông báo, quyết định thu hồi đất này rất khó thực hiện, nên mọi chuyện vẫn đang chờ”, một lãnh đạo UBND xã Bình Thuận nói.

Một số hình ảnh Nhà máy Ethanol Dung Quất bị bỏ hoang

7(1).jpg
8(1).jpg
9.jpg
10.jpg
11.jpg
12.jpg

Minh Quân