Cần quy định r cảnh vệ được nổ súng trong trường hợp no

Chính trị - Ngày đăng : :00, /08/2016

Như tin đã đưa, sáng nay (/8), UBTVQH Kha XIV đã khai mạc Phiên họp thứ 2. Tiếp đ, dưới sự điều khiển của Ph Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ, UBTVQH đã cho ý kiến về dự án Luật Cảnh vệ.

Giữ nguyên đối tượng cảnh vệ như hiện hành

Theo Tờ trình dự án Luật Cảnh vệ, ngày 2/4/2005, UBTVQH đã thông qua Pháp lệnh Cảnh vệ. Pháp lệnh được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để lực lượng cảnh vệ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần phục vụ sự nghiệp bảo vệ Đảng, Nhà nước cũng như công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện, Pháp lệnh Cảnh vệ đã bộc lộ một số bất cập, chưa tương xứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh vệ trong tình hình hiện nay. 

Cần quy định rõ cảnh vệ được nổ súng trong trường hợp nào

Thượng tướng Võ Trọng Việt – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội

Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Cảnh vệ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt nêu rõ, đa số ý kiến nhất trí với việc nâng Pháp lệnh Cảnh vệ thành Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cảnh vệ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ đặc biệt các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các hoạt động đối ngoại và các mục tiêu trọng yếu của quốc gia, các sự kiện quan trọng, trước tình hình trong nước và trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động khủng bố có xu hướng gia tăng, các thế lực thù địch chống phá quyết liệt. Cùng quan điểm, nhiều Ủy viên UBTVQH cũng cho rằng, xây dựng Luật Cảnh vệ chính là cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, vừa bảo đảm cho hoạt động giữ gìn an ninh, trật tự của lực lượng cảnh vệ được thuận lợi, vừa bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Liên quan đến các quy định cụ thể trong dự án Luật, như đối tượng cảnh vệ quy định tại Điều 8, có ý kiến đề nghị bổ sung các đối tượng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vì cho rằng, các chức danh này có tầm ảnh hưởng quan trọng, liên quan đến hoạt động đối ngoại và phòng, chống tội phạm, nhất là trong đấu tranh phòng, chống khủng bố, tham nhũng hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, dự thảo Luật bổ sung đối tượng cảnh vệ là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để phù hợp với tình hình hiện nay về công tác cảnh vệ vì đây là những người đứng đầu các cơ quan xét xử, kiểm sát hoạt động tố tụng và ngoại giao, với đặc thù công việc luôn tiềm ẩn nguy hiểm và rủi ro cao.

“Trong xu hướng đẩy mạnh cải cách tư pháp, tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm và mở rộng hợp tác quốc tế thì tính chất công việc của họ ngày càng phức tạp, nảy sinh nhiều tình huống bất trắc, khó lường đe dọa tính mạng, sức khỏe của những người này. Vì vậy, cần phải áp dụng chế độ bảo vệ đặc biệt nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn cho họ” – ông Tô Lâm nói.

Tuy nhiên, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội lại nhất trí giữ nguyên đối tượng cảnh vệ như quy định tại Pháp lệnh hiện hành. Ủy ban này cho rằng, khi bổ sung các đối tượng: “Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao” thì một số chức danh Bộ trưởng khác như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an cũng có vị trí, tầm ảnh hưởng quan trọng phải được bổ sung. Như vậy sẽ tăng biên chế, cơ cấu, tổ chức của lực lượng cảnh vệ và làm cho dư luận quốc tế hiểu lầm vì an ninh, trật tự ở Việt Nam phức tạp nên phải mở rộng đối tượng cảnh vệ.

Nhất trí với nhận định này, các Ủy viên UBTVQH đề nghị giữ nguyên đối tượng cảnh vệ như quy định của Pháp lệnh hiện hành. Bởi lẽ, việc triển khai thực hiện công tác cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua là phù hợp, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, không nên mở rộng đối tượng cảnh vệ. Việc mở rộng hay thu hẹp đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng và Nhà nước cần được xem xét trên các tiêu chí. Cụ thể, đối tượng cảnh vệ phải là người có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh chính trị, lợi ích quốc gia, dân tộc, cần có chế độ bảo vệ đặc biệt; thực tiễn hoạt động của hệ thống chính trị nước ta là lãnh đạo Đảng, Nhà nước gắn bó mật thiết với nhân dân; cân đối với yêu cầu bảo vệ các đối tượng khác trong hệ thống chính trị; môi trường chính trị - xã hội đất nước; phân biệt rõ giữa “hoạt động cảnh vệ” với “hoạt động bảo vệ” để bảo đảm phát huy hiệu quả và phù hợp với tính chất hoạt động của từng lĩnh vực công tác, tránh chồng chéo, cồng kềnh. 

Quy định trường hợp nào cảnh vệ được nổ súng

Theo Thượng tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an, pháp luật hiện hành quy định các trường hợp được nổ súng trong khi thi hành nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ tại Nghị định số 128/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2006 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Cảnh vệ (là văn bản mật).

Tuy nhiên hiện nay các trường hợp nổ súng được quy định ngay trong dự thảo Luật vì việc nổ súng của lực lượng Cảnh vệ liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân nên theo quy định của Hiến pháp năm 2013 phải quy định trong Luật. Từ quan điểm trên, Điều 19 dự thảo luật quy định sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ được sử dụng vũ khí để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và được nổ súng trong các trường hợp: Để cảnh cáo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ; Để gây thương tích cho đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn cảnh cáo nhưng không hiệu quả; Để tiêu diệt đối tượng đang sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, công cụ hỗ trợ hoặc các chất độc hại khác tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ đang làm nhiệm vụ. Các trường hợp nổ súng khác được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Liên quan vấn đề này,  bên cạnh một số ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo Luật thì một số ý kiến đề nghị chỉ quy định có tính nguyên tắc đối với lực lượng cảnh vệ khi thi hành công vụ; còn việc sử dụng vũ khí trong các trường hợp cụ thể phải tuân thủ các quy định của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, không nên quy định việc nổ súng riêng cho từng lực lượng có nhiệm vụ thực hiện công tác giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, các Ủy viên UBTVQH cho rằng, cần thiết phải quy định các trường hợp nổ súng của lực lượng cảnh vệ. Ngoài việc thực hiện các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì Luật Cảnh vệ nên quy định cụ thể những trường hợp nổ súng của lực lượng cảnh vệ để chủ động trong các tình huống vì yêu cầu phải bảo vệ tuyệt đối, an toàn đối tượng cảnh vệ. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga lưu ý, khi buộc phải nổ súng tức là sẽ liên quan đến quyền sống và quyền chết của đối tượng. Vì vậy, cần thiết phải quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết về việc nổ súng cho sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, cảnh vệ.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng bày tỏ sự băn khoăn: “Thực ra cho đến hiện nay về vấn đề nổ súng rất băn khoăn. Việc nổ súng trấn áp đe dọa rất quan trọng, các nước đều có, chứ không riêng gì lực lượng tiếp cận. Nếu qui định khắt khe quá thì anh em luôn luôn lo sợ vi phạm luật pháp, khó khăn trong triển khai. Kể cả anh em cảnh sát hình sự cũng sẽ khó khăn trong triển khai trong thực tế”.

Về lực lượng cảnh vệ, Điều 14, Dự thảo Luật, đa số Ủy viên UBTVQH đề nghị lực lượng cảnh vệ chỉ tổ chức ở Trung ương (Bộ Công an và Bộ Quốc phòng), không tổ chức ở địa phương và quân khu, quân chủng, vì sẽ làm tăng biên chế. Do vậy, nội dung này cần được quy định cụ thể ngay trong Luật. Vấn đề cơ cấu, tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân phải do QH quy định để bảo đảm phù hợp với Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân.

Thay mặt UBTVQH phát biểu kết thúc thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết các ý kiến phát biểu của các đại biểu đều đồng tình đưa Pháp lệnh Cảnh vệ lên thành Luật Cảnh vệ, đồng thời làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến sự thống nhất của Luật Cảnh vệ trong hệ thống pháp luật nói chung; vấn đề khen thưởng, xử lý kỷ luật; chế độ chính sách…

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp thu ý kiến phát biểu và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dự án luật.

Ngọc Mai