Tài chính - Ngân hàng

Tín dụng tăng hơn 11%, Ngân hàng Nhà nước nới thêm "room" cho các ngân hàng

Trang Nguyễn 29/11/20 - 11:05

Việc bổ sung hạn mức tín dụng lần này là sự chủ động của nhà điều hành mà các tổ chức tín dụng không cần phải đề nghị.

nhnn.jpg
Ngân hàng Nhà nước cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 20 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch. Việc bổ sung hạn mức này là sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước mà các TCTD không cần phải đề nghị. Mặc dù đưa thông báo nới room nhưng các điều kiện quyết định mức nới với các ngân hàng không được công bố chi tiết.

Đây không phải lần đầu Ngân hàng Nhà nước đưa ra chính sách nới room chủ động. Vào đầu năm 20, Ngân hàng Nhà nước đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng % đề ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày /1/20. Đến ngày 28/8, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ chủ động nới room cho các TCTD có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 20 đạt từ 80% chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước đã thông báo đầu năm 20 dựa trên cơ sở điểm xếp hạng.

Việc nới room đưa ra trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát tốt dưới mức mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh. Tính đến ngày 22/11/20, tín dụng toàn hệ thống tăng 11,12% so với cuối năm 2023. Trước đó con số này vào cuối tháng 10 là 10,08%.

Bên cạnh việc nới room tín dụng, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ và NHNN, quyết liệt tổ chức thực hiện các giải pháp về hoạt động tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo đảm an toàn hệ thống và ổn định thị trường tiền tệ.

Đồng thời, phải tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục có chính sách tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp, người dân.

Ngoài ra, các TCTD phải tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi và nỗ lực hơn nữa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay thông qua tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện cho các TCTD cung ứng tín dụng cho nền kinh tế và kịp thời có giải pháp điều hành chính sách tiền tệ phù hợp.

tin-dung.png
Tăng trưởng tín dụng trong 3 quý đầu 20.

Trong phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV ngày 12/11/20, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nhận được hàng chục câu hỏi xung quanh vấn đề điều hành tăng trưởng tín dụng.

Tại đây, vấn đề giữ hay bỏ cơ chế điều hành tăng trưởng tín dụng bằng định mức (room tín dụng) được nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại kỳ họp lần này.

Giải trình, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết trước năm 2011, tăng trưởng tín dụng bình quân toàn hệ thống thường ở mức 30% và có những năm tăng lên đến hơn 50%. Nhiều ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nhưng cho vay trung, dài hạn dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, trở thành ngân hàng yếu kém mà hệ lụy đến nay chưa giải quyết xong. Vì vậy, từ năm 2011 đến nay, Ngân hàng Nhà nước phải áp dụng cơ chế cấp hạn mức tín dụng cho từng ngân hàng.

Bà Hồng cho biết cơ sở để Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức tín dụng là xếp hạng các tổ chức tín dụng, đánh giá khả năng mở rộng tín dụng. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên giám sát và cảnh báo những tổ chức tín dụng có tăng trưởng tín dụng cao và tiềm ẩn rủi ro. “Cũng có những ngân hàng tăng trưởng tín dụng cao nhưng họ quản trị rủi ro tốt; ngược lại, một số đơn vị tăng trưởng tín dụng thấp nhưng lại rủi ro tiềm ẩn cao”, bà Hồng cho biết.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh: Theo luật định, điều hành chính sách tiền tệ nói chung và tăng trưởng tín dụng nói riêng phải đạt được hai mục tiêu: góp phần kiểm soát lạm phát và giữ an toàn hệ thống. Khi hai mục tiêu này được đảm bảo thì nhà điều hành sẵn sàng thực hiện các giải pháp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

Trang Nguyễn