Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh
Những quan điểm, mục tiêu và giải pháp của Nghị quyết số 17-NQ/TU “Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh không chỉ đáp ứng sự đòi hỏi của thực tiễn đời sống xã hội hiện nay mà còn là những định hướng lớn, mang tính chiến lược lâu dài.
Nghị quyết số 17-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã nêu 4 quan điểm, 3 khâu đột phá, mục tiêu chung, 18 mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và 5 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện đến các Chi bộ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, đến từng cán bộ, đảng viên công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã chỉ đạo sát sao, căn cơ, bài bản, ban hành Kế hoạch số 383-KH/TU ngày 26/3/20; trong đó chỉ đạo, xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, rõ thời gian hoàn thành đối với từng cấp, từng ngành trong tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU.
Các mục tiêu, nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết số 17-NQ/TU, Kế hoạch 383-KH/TU đã được UBND tỉnh và các địa phương, cơ quan, đơn vị cụ thể hóa bằng các kế hoạch, chương trình hành động với lộ trình cụ thể để triển khai thực hiện.
Trên cơ sở đó, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có nhiều cố gắng trong triển khai các nhiệm vụ, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định.
Huyện Ba Chẽ xây dựng và ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết
Tại huyện Ba Chẽ, ngay sau khi Nghị quyết số 17-NQ/TU được ban hành, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với mục tiêu phải tạo ra được sự thay đổi mạnh mẽ trong đổi mới, sáng tạo, khát vọng xây dựng Ba Chẽ phát triển, giàu đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc;
Tự lực, tự cường phát triển con người Ba Chẽ toàn diện, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, thượng tôn pháp luật, có tình yêu quê hương, đất nước gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa hệ giá trị con người Quảng Ninh là “Bản lĩnh, tự cường, kỷ cương, đoàn kết, nghĩa tình, hào sảng, sáng tạo, văn minh”, và nét đặc trưng riêng có của con người Ba Chẽ là “thân thiện, chân thành”.
Trên cơ sở thực tiễn của địa phương, truyền thống văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, huyện Ba Chẽ đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ cần triển khai.
Thứ nhất, tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 17 tới cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện, nhằm nâng cao vai trò, vị thế của văn hóa, tạo các nguồn lực phát triển văn hóa và con người;
Thứ hai, phát huy năng lực, trách nhiệm người đứng đầu trong xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người trên địa bàn huyện, tạo bước chuyển rõ rệt từ huyện đến cơ sở và trong mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, mỗi gia đình và người dân. Thực hiện xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hương ước, quy ước của thôn, khu phố gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở;
Thứ ba, xây dựng môi trường văn hóa trong cộng đồng dân cư trong sạch, lành mạnh, tiến bộ, đổi mới nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Thứ tư, nâng cao chất lượng, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện; triển khai sâu rộng phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời”.
Thứ năm, bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch. Xây dựng và phát triển nền văn học, nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Móng Cái đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU
Ban Tuyên giáo Thành ủy Móng Cái cũng đã tích cực triển khai các nội dung nhằm đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh thông qua các hình thức: Tổ chức các hội nghị báo cáo viên, đưa nội dung tuyên truyền vào sinh hoạt chi bộ định kỳ, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội đặc thù, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, các chương trình ngoại khóa trong nhà trường; hội thảo, tọa đàm, tập huấn chuyên môn.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người Quảng Ninh; các hoạt động sáng tác, biểu diễn, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật (thơ, văn, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh…); sáng tác biểu tượng, biểu trưng, logo; tuyên truyền cổ động trực quan; lưu động… các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân TP Móng Cái sẽ nắm vững các nội dung cơ bản trong Nghị quyết.
Cùng với đó, thường xuyên tuyên truyền quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, Kế hoạch số 352-KH/TU gắn với việc thực hiện các chủ trương, chính sách có liên quan của Thành phố, Tỉnh về công tác xây dựng văn hóa, con người nhằm nâng cao nhận thức, cho cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Tập trung tuyên truyền đậm nét các giá trị đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh “Thiên nhiên tươi đẹp, Văn hóa đặc sắc, Xã hội văn minh, Hành chính minh bạch, Kinh tế phát triển, nhân dân hạnh phúc” và việc xây dựng hệ giá trị con người Quảng Ninh với các phẩm chất “Bản lĩnh, Tự cường, Kỷ cương, Đoàn kết, Nghĩa tình, Hào sảng, Sáng tạo, Văn minh”; hệ giá trị con người Móng Cái “Năng động, Sáng tạo, hào sảng, lành mạnh, văn minh, thân thiện”.
Các giải pháp để khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; xây dựng con người Quảng Ninh, con người Móng Cái thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp.
TP Hạ Long chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU
TP Hạ Long là địa phương chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững.
Ông Vũ Quyết Tiến - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hạ Long cho biết, ngay sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU; Thành ủy đã cụ thể hóa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thành Kế hoạch số 293-KH/TU ngày 27/12/2023 thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, khoa học, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm thực hiện.
Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long đã phối hợp với Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển bền vững thành phố Hạ Long”.
Cùng với đó, Thành phố xây dựng và ban hành quyết định phê duyệt thực hiện Đề án “Hạ Long - Thành phố của Hoa” và Đề án “Hạ Long - Thành phố Lễ hội” với nhiều nội dung quan trọng.
Một trong những nội dung quan trọng được nêu trong Nghị quyết 17-NQ/TU là: “Xây dựng thành phố Hạ Long nằm trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, là điểm đến của các sự kiện quốc gia và quốc tế; thành phố của Di sản, Kỳ quan và Văn hóa ẩm thực, nghệ thuật truyền thông; phấn đấu có ít nhất 02 thành phố của tỉnh nằm trong Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO”.
Để triển khai nội dung này, UBND TP Hạ Long đã ban hành Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 10/4/20 về triển khai xây dựng TP Hạ Long trở thành “Thành phố học tập” và tham gia mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO; thành lập Tổ công tác theo dõi, tham mưu triển khai thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí, hồ sơ với mục tiêu phấn đấu năm 2025 sẽ đề nghị UNESCO công nhận theo quy định.
Đối với nội dung xây dựng kế hoạch đưa TP Hạ Long nằm trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO theo hướng tập trung phát triển các lĩnh vực: Nghệ thuật truyền thống và ẩm thực; UBND thành phố đã xây dựng dự thảo Kế hoạch, xin ý kiến các Sở, ban, ngành, địa phương để hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện trong thời gian tới, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2027 sẽ đề xuất để UNESCO công nhận Hạ Long là thành phố nằm trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
Hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng Hạ Long là thành phố "Kiểu mẫu, hiện đại, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình”; Thành phố đã quan tâm ban hành kế hoạch và triển khai xây dựng và thực hiện các tiêu chí kiểu mẫu, gồm: Công dân kiểu mẫu; Gia đình kiểu mẫu; Thôn, khu phố kiểu mẫu; Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp kiểu mẫu; Xã, phường kiểu mẫu.
Mục tiêu triển khai thực hiện các tiêu chí kiểu mẫu đối với công dân, gia đình, thôn, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, xã, phường trên địa bàn là: Giai đoạn 1 từ năm 20 - 2026: Có ít nhất 20% trở lên công dân được công nhận là “Công dân kiểu mẫu”; 20% trở lên gia đình, thôn, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận là: “Gia đình kiểu mẫu”, “Thôn, khu kiểu mẫu”, “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”, “Doanh nghiệp kiểu mẫu”; 10% trở lên xã, phường trên địa bàn được công nhận là “Xã, phường kiểu mẫu”.
Giai đoạn 2 từ năm 2026 - 2030: Có ít nhất 50% công dân được công nhận là “Công dân kiểu mẫu”; có ít nhất 60% gia đình, thôn, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận là: “Gia đình kiểu mẫu”, “Thôn, khu phố kiểu mẫu”, “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”, “Doanh nghiệp kiểu mẫu”; có ít nhất 50% xã, phường trên địa bàn được công nhận là “Xã, phường kiểu mẫu”.
Đồng thời với triển khai xây dựng và thực hiện các tiêu chí kiểu mẫu, thành phố hiện đang phấn đấu thực hiện thành phố “3 không” (Không để mất vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị; không có ăn xin ăn mày và không để mất an ninh trật tự, hình thành điểm nóng trên địa bàn)…
Nhằm góp phần cụ thể hóa và thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 17-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hạ Long tiếp tục chủ động, sáng tạo, triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung về xây dựng văn hóa, con người gắn với đặc điểm, tình hình của thành phố. Từ đó tạo được sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Hạ Long trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển bền vững, xây dựng TP Hạ Long.