Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả Luật ban hnh văn bản quy phạm pháp luật 20
Chính trị - Ngày đăng : 10:37, 21/08/2016
Tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017. Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hữu quan, các vị đại biểu Quốc hội đề cao trách nhiệm, thực hiện đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chú trọng nâng cao chất lượng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của các dự án luật trình Quốc hội.
Với việc có hiệu lực (1/7/2016) của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 20 (Luật 20), lần đầu tiên sau gần 20 năm kể từ khi Luật năm 1996 có hiệu lực, quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp Trung ương đến địa phương được điều chỉnh thống nhất trong một luật chung. Đây cũng là lần đầu tiên, quy trình xây dựng chính sách được quy định tách bạch với quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, chấm dứt tình trạng "vừa thiết kế, vừa thi công" đã tồn tại nhiều năm trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản pháp luật ở nước ta, góp phần nâng cao chất lượng của văn bản pháp luật.
Xác định vị trí đặc biệt quan trọng của việc thực thi hiệu quả Luật 20, góp phần quyết định tới chất lượng và hiệu quả của quá trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, 2017 và các năm tiếp theo của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, việc triển khai thi hành Luật 20 được Bộ Tư pháp đặc biệt chú trọng.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp các cơ quan, tổ chức các Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật cho các bộ, ngành, địa phương. Ngày 14/5/2016, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị định số 34 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật để có hiệu lực từ ngày 1/7/2016- cùng thời điểm có hiệu lực của Luật 20. Với 11 chương, 189 điều và 49 biểu mẫu kèm theo, đây là nghị định lớn nhất từ trước đến nay, quy định rất cụ thể, chi tiết các điều, khoản mà Luật 20 giao cùng các biện pháp để có thể thi hành Luật hiệu quả. Cùng với đó, Bộ Tư pháp đã chuẩn bị chu đáo các tài liệu tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật. Đồng thời, Bộ đang biên soạn một số sổ tay nghiệp vụ mang tính "cầm tay, chỉ việc" cho công tác xây dựng chính sách, đánh giá tác động của chính sách, soạn thảo văn bản pháp luật theo yêu cầu mới của Luật 20.
Để đảm bảo tiến độ nâng cao chất lượng công tác xây dựng luật, pháp lệnh trong thời gian tới, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu khẳng định cần tiếp tục thực hiện nghiêm Kế hoạch và Chỉ thị triển khai thi hành Luật năm 20 trên phạm vi cả nước. Theo đó tập trung tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, pháp chế các Ban thuộc Hội đồng nhân dân tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và các khu vực phía Bắc; xác định các biện pháp nâng cao chất lượng tập huấn, đảm bảo thực chất, hiệu quả, chú trọng trang bị các kỹ năng chuyên sâu về nghiệp vụ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hoàn thiện Báo cáo của Bộ Tư pháp về kết quả rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật trình Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, Bộ Tư pháp hoàn thành biên soạn tài liệu/sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật để sắp xếp, bố trí đủ, hợp lý, đúng năng lực, sở trường theo vị trí việc làm để đáp ứng yêu cầu mới của Luật 20. Trong quá trình triển khai thi hành, Bộ Tư pháp chủ động nắm bắt những vướng mắc, bất cập trong áp dụng Luật năm 20, kịp thời giải thích, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xây dựng văn bản trong phạm vi toàn quốc. Trong đó tập trung vào hướng dẫn chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ về thực hiện quy trình xây dựng, phấn tích chính sách trong quá trình lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; gắn kết giữa quy trình xây dựng, phân tích chính sách và soạn thảo, thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản nhằm bảo đảm tiến độ và chất lượng văn bản.