Bia “Sùng chỉ bi ký” trở thành bảo vật quốc gia
Sáng /12, tại nhà thờ họ Hà, xã Tùng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) long trọng tổ chức lễ công bố quyết định Bảo vật quốc gia Bia "Sùng chỉ bi ký" và đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình.
Bia “Sùng chỉ bi ký” được dựng vào năm Chính Hòa thứ 16 nhà Lê (năm 1695) để ghi nhận công lao với đất nước và nhân dân, quê hương của vị danh nhân văn hóa Hà Tông Mục.
Hà Tông Mục (1653 - 1707) quê xã Tùng Lộc (Can Lộc) là nhà khoa bảng danh tiếng sống thời Lê Trung Hưng. Ông có những đóng góp không nhỏ cho việc củng cố và giữ vững biên cương phía Bắc và cũng là nhà ngoại giao được ghi vào chính sử.
Tài năng, đức độ của ông đã được triều Thanh thời Khang Hy trọng nể và đề tặng 3 chữ: Nhược - Xung - Hiên (nghĩa là người có đức tính khiêm nhường, thông minh đồng thời lại có chí khảng khái) để tôn vinh tài năng của ông.
Bản thân ông Hà Tông Mục còn là một nhà sử học uyên thâm nổi danh với bộ Đại việt sử ký tục biên. Danh nhân Hà Tông Mục không chỉ được triều đình trọng dụng mà còn được nhân dân kính trọng, lập đền thờ, dựng bia để ghi nhận công lao. Đây là một biệt lệ ít có trong lịch sử nước nhà ở các triều đại trước.
Danh nhân Hà Công Trình (1434 -11) quê ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, sinh ra trong gia đình truyền thống con dòng, cháu dõi, bẩm sinh thông minh, sáng dạ, lại được cha ngày đêm dạy dỗ nên sớm giỏi giang chữ nghĩa thánh hiền.
Đến thời vua Lê Thánh Tông, thời kỳ thịnh vượng của chính sách dùng khoa cử Nho học để chọn lựa, sử dụng người tài, dòng tộc họ Hà và quê hương Đông Tỉnh càng thêm kì vọng Hà Công Trình đem sở học đến chốn trường thi, đua tài với các sĩ tử khắp nước. Không phụ sự kỳ vọng của mọi người, khoa thi Hội năm Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466), ở tuổi 33, Hà Công Trình đã đỗ kỳ thi Hội và tiếp tục đứng thứ 4 trong cuộc thi Đình.
Ở tuổi 68 ông được triều đình cử kiêm thêm chức Tế tửu Quốc Tử giám - đứng đầu trường “Đại học Quốc lập Hoàng gia” duy nhất ở kinh đô Đại Việt, là nơi dạy các sĩ tử có tài, có chí, có khả năng đỗ đạt cao trong thiên hạ.
Hà Công Trình còn được cử làm quan độc quyển khoa thi Hội đầu tiên ở thế kỷ XVI của lịch sử khoa cử nước nhà. Ghi nhớ công lao của vị lão thần đức cao vọng trọng, thời Lê sơ, các triều Lê, Nguyễn đều có sắc phong tặng và truy phong thần vị “Đoan túc Dực bảo Trung hưng thần”, “Tuấn lương thần”. Hiện nay, họ Hà (Hà Tĩnh) còn giữ được 13 đạo sắc, trong đó có 4 sắc phong thần cho ông.
Với những gì lịch sử ghi nhận, năm 2008 lăng mộ Hà Công Trình đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh xếp hạng di tích cấp tỉnh và ngày 20/11/20, Bộ VHTT&DL công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, đây là sự ghi nhận xứng tầm với tài năng và đóng góp của ông với đất nước, quê hương.
Đền thờ danh nhân Hà Tông Mục được Bộ VHTT&DL xếp hạng di tích cấp Quốc gia vào năm 1998. Bia “Sùng chỉ” được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật Quốc gia năm 2020, di tích Lăng mộ Hà Công Trình được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 20.
Đây là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với các danh nhân văn hóa của dân tộc, sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với các thế hệ anh hùng đã đi trước, góp phần làm dày thêm truyền thống và trang sử hào hùng của quê hương, dòng họ.