Xã hội

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin phương án sáp nhập các đơn vị

Minh Lý 28/12/20 - 12:40

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 20 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án sáp nhập của Bộ trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trên tinh thần của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW, Bộ LĐTBXH và Bộ Nội vụ đã tổ chức việc hợp nhất một cách chặt chẽ, rõ ràng, hiệu quả và nghiêm túc. Tất cả đề án và những nội dung liên quan hợp nhất đã được bảo đảm. Đặc biệt là không để gián đoạn việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành lao động, thương binh và xã hội.

Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, 13 trường cao đẳng và 3 trường đại học sư phạm trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ chuyển sang quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

bo-truong-bldtbxh.jpeg
Bộ trưởng Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội Đào Ngọc Dung.

Về lĩnh vực giảm nghèo và bảo trợ xã hội: Chức năng giảm nghèo bền vững và Văn phòng Giảm nghèo quốc gia sẽ chuyển sang Ủy ban Dân tộc; 3 Cục: Bảo trợ xã hội, Trẻ em, Phòng chống tệ nạn xã hội và 7 đơn vị sự nghiệp khối ngành y gồm 4 bệnh viện và các cơ sở nuôi dưỡng người khuyết tật sẽ chuyển về Bộ Y tế quản lý.

Với Lĩnh vực lao động, việc làm và người có công với 35 đầu mối, bao gồm 17 cơ quan quản lý nhà nước giúp việc cho Bộ trưởng sẽ hợp nhất với Bộ Nội vụ.

Mục đích của việc chuyển giao này là để tăng hiệu quả quản lý, phát huy các chức năng và nhiệm vụ của từng bộ, ngành. Tuy nhiên, các hoạt động và dịch vụ hiện có của ngành lao động, thương binh và xã hội sẽ vẫn được tiếp tục triển khai, không bị gián đoạn.

Về tinh thần thực hiện, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh cần thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm cao, bảo đảm quyền lợi của người lao động và các đối tượng chính sách xã hội, đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành để bảo đảm công việc diễn ra suôn sẻ.

Người đứng đầu Bộ LĐTBXH khẳng định, tinh thần là các công việc của ngành lao động, thương binh và xã hội sẽ tiếp tục triển khai, không mất đi mà chỉ có thể tăng lên, dù mô hình tổ chức có thể khác một chút.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, chặng đường gần 79 năm qua, ngành LĐTBXH, đã đạt được nhiều điểm nhấn quan trọng. Từ 2 bộ đầu tiên trong Chính phủ, trải qua 4 lần sáp nhập, các nhiệm vụ xuyên suốt luôn là việc làm, an sinh xã hội.

Minh Lý