TAND thành phố Hà Nội triển khai công tác năm 2025
Chiều 3/1, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án TANDTC Lê Minh Trí đã dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác Tòa án năm 20, triển khai công tác năm 2025 của TAND thành phố Hà Nội.
Dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng đại diện Lãnh đạo UBND, HĐND thành phố Hà Nội, đại diện lãnh đạo VKSND thành phố Hà Nội; đại diện các sở, ban ngành của UBND thành phố Hà Nội...
Dự Hội nghị còn có đại diện các đơn vị thuộc TANDTC, các Chánh án, Thẩm phán TAND hai cấp thành phố Hà Nội…
Xét xử nhiều vụ án lớn, được dư luận quan tâm
Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 20, các loại vụ việc TAND hai cấp Hà Nội thụ lý ở mức rất cao, tính chất ngày càng phức tạp nhưng tỷ lệ giải quyết cũng cao hơn năm 2023; các chỉ tiêu công tác cơ bản đều đạt, vượt so với kế hoạch và chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Các vụ án được giải quyết đảm bảo trong thời hạn pháp luật quy định; tỷ lệ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể, từ ngày 1/10/2023 đến hết ngày 30/9/20, Tòa án Hà Nội thụ lý 41.453 vụ việc, giải quyết 37.535 vụ việc, đạt tỷ lệ 90,55%. So với cùng kỳ năm 2023, số thụ lý tăng 2.119 vụ việc, số giải quyết tăng 1.984 vụ việc.
Riêng tội phạm tham nhũng, chức vụ, Tòa án hai cấp thành phố đã thụ lý 130 vụ với 401 bị cáo, giải quyết 128 vụ với 390 bị cáo. Nhiều vụ án lớn, được dư luận quan tâm đã được xét xử như: vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Việt Á, vụ án xảy ra Tập đoàn Tân Hoàng Minh; vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan; Vụ án Nhận hối lộ, Đưa hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh, thành khác (vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2)...
Tòa án cũng đã đưa ra xét xử các vụ án do Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, theo dõi, chỉ đạo như các vụ án liên quan đến hành vi Đưa hối lộ và Nhận hối lộ tại các Trung tâm đăng kiểm trên địa bàn Hà Nội; vụ án Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản xảy ra tại thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội…
Việc ra quyết định thi hành án hình sự đảm bảo kịp thời, đúng thời hạn; việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, TAND TP. Hà Nội còn làm tốt các hoạt động công tác khác như: Công tác kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; công tác thi hành án hình sự và xét miễn, giảm các khoản thu nộp ngân sách; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh…
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, yêu cầu các Nghị quyết của Quốc hội đề ra, TAND hai cấp thành phố Hà Nội xác định các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là:
Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng; phẩm chất đạo đức; ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần trách nhiệm; bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp; quán triệt phương châm hành động “Đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, đổi mới, vượt khó và hiệu quả” đến toàn thể cán bộ, công chức.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về công tác tư pháp; các Nghị quyết, Chỉ thị của TANDTC, đặc biệt là Chỉ thị số 06/20/CT-TA ngày 12/12/20 của Chánh án TANDTC về yêu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2025;…
Triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/20 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc; phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu công tác theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của TANDTC.
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong xét xử các vụ án, đảm bảo xử lý kịp thời, nghiêm các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, tăng cường các biện pháp nhằm thu hồi tài sản cho nhà nước.
Tăng cường hòa giải, đối thoại, thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, đảm bảo các phán quyết của Tòa án phải đúng pháp luật, đảm bảo công lý, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trong giải quyết các vụ án dân sự, hành chính. Tích cực triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án để góp phần giảm áp lực công việc của các Tòa án.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Tăng cường công tác thanh tra, kỷ luật, kỷ cương công vụ; thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đối với các vi phạm của công chức, viên chức, người lao động trong phạm vi quản lý và thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ ngành. Tăng cường công tác tổ chức cán bộ.
Tổ chức tốt Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Coi trọng quy hoạch, đào tạo và bổ nhiệm người đứng đầu các đơn vị, phát huy vai trò của người đứng đầu trong chỉ đạo công tác nghiệp vụ xét xử và công tác quản lý đơn vị Tòa án…
Phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan trong quá trình giải quyết các loại vụ việc; tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp; tổ chức họp rút kinh nghiệm các vụ án bị hủy sửa phức tạp; Chủ động phối hợp với các cơ quan bổ trợ tư pháp trong các hoạt động giám định, định giá tài sản làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án;…
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua “vì công lý”. Tích cực triển khai hưởng ứng các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2025, đặc biệt là các hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống TAND (13/9/1945 - 13/9/2025).
Công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước. Xây dựng, củng cố và hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Tòa án; tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo trụ sở và nâng cấp các trang thiết bị làm việc để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và Thủ đô;
Tiếp tục đổi mới thủ tục hành chính - tư pháp, đảm bảo công khai minh bạch các hoạt động của Tòa án; tập trung hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của bộ phận “hành chính tư pháp” để thực hiện cơ chế một cửa liên thông và đơn giản hóa việc tiếp nhận, hướng dẫn giải quyết yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, công dân trước và sau các phiên tòa. Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tòa án, đặc biệt là việc công khai bản án, quyết định của Tòa án và lịch phiên tòa của các đơn vị trên cổng thông tin điện tử.
Để phát triển bền vững, cần đấu tranh phòng chống tham nhũng, vi phạm pháp luật
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án TANDTC Lê Minh Trí ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà tập thể TAND hai cấp thành phố Hà Nội đã đạt được trong năm qua.
Chánh án TANDTC Lê Minh Trí nhấn mạnh: Để Thủ đô phát triển bền vững lâu dài cần đấu tranh phòng chống tham nhũng, vi phạm pháp luật. TAND thành phố Hà Nội phải lưu ý những vụ án trọng điểm, phải xét xử đủ sức thuyết phục, đủ sức răn đe. Xét xử nghiêm minh nhưng cũng đảm bảo tính nhân văn, xử lý nghiêm kẻ cầm đầu, chủ mưu. Đối với tội phạm đặc biệt nguy hiểm, cần xét xử đúng bản chất, đủ sức răn đe nhưng không được máy móc, phải đánh giá đúng hoàn cảnh, mức độ, hành vi vi phạm. Tuy nhiên, Tòa án cũng phải có trách nhiệm phát hiện dấu hiệu oan sai để trả hồ sơ, tránh oan sai, tránh lọt tội phạm…
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chánh án TANDTC, đồng chí Nguyễn Xuân Kỳ, Bí thư Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án TAND thành phố Hà Nội phát biểu, TAND hai cấp thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, vượt khó, bản lĩnh và chuyên nghiệp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu công tác của ngành, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Chánh án Nguyễn Xuân Kỳ cho biết, ngay sau Hội nghị, các đơn vị thuộc TAND hai cấp thành phố Hà Nội căn cứ vào Nghị quyết, Chỉ thị của TANDTC, nhất là Chỉ thị số 06/20/CT-TA của Chánh án TANDTC về triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác ngành Tòa án năm 2025; các Nghị quyết, Chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội về công tác tư pháp và đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chánh án TANDTC để xây dựng kế hoạch công tác của đơn vị, đảm bảo bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Ngành, phù hợp với tình hình, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Mỗi đơn vị quyết tâm thực hiện phương châm hành động: “Đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, đổi mới, vượt khó và hiệu quả”. Đề ra các biện pháp cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, nhất là các khâu công tác còn hạn chế, yếu kém để tập trung chỉ đạo khắc phục ngay.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra; siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác giáo dục tư tưởng trong nội bộ đơn vị. Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc; phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu công tác theo Nghị quyết của Quốc hội. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban chỉ đạo Thành ủy Hà Nội về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong xét xử các vụ án…
Chánh án Nguyễn Xuân Kỳ cũng cảm ơn tình cảm, sự quan tâm chỉ đạo của TANDTC, cá nhân đồng chí Chánh án TANDTC Lê Minh Trí, của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố và đồng chí Bí thư Thành ủy, sự phối hợp, ủng hộ, giúp đỡ hiệu quả các sở, ban ngành thành phố, các cơ quan khối nội chính thành phố... đối với Tòa án Thủ đô trong thời gian qua; mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp, ủng hộ, giúp đỡ quý báu đó nhiều hơn nữa.
Dự kiến sắp tới, TAND thành phố Hà Nội sẽ đưa ra xét xử các vụ án nghiêm trọng như: Vụ án xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) liên quan đến bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC); vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh thành phố (liên quan dự án Sài Gòn Đại Ninh); vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, Bình Thuận...