Tin địa phương

GRDP của Tây Ninh đứng thứ 2 trong vùng trọng điểm phía Nam

Kim Sáng 04/01/2025 - 06:04

Năm 20, Tây Ninh có tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố trên cả nước và đứng thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ngày 3/1, Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh tổ chức buổi họp công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 20.

Ông Nguyễn Đình Bửu Quang – Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh cho biết, năm 20, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt mức tăng trưởng 8,45%. Giá trị tăng thêm (VA) các khu vực kinh tế đều tăng và đóng góp tích cực cho tăng trưởng chung.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,55%, đóng góp 1,06 điểm %; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,92 %, đóng góp 4,98 điểm %; khu vực dịch vụ tăng 7,36%, đóng góp 2,23 điểm %; các khoản thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,85% so cùng kỳ, cũng đóng góp 0,18 điểm % vào mức tăng trưởng chung.

Nhịp độ tăng trưởng GRDP các quý trong năm có xu hướng duy trì khá đều đặn, tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt (+8,7%), 6 tháng cuối năm đạt (+8,23%) và cả năm đạt (+8,45%).

Trong đó, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đóng góp tích cực nhất cho tăng trưởng GRDP (6 tháng đầu năm tăng 6,4%).

So các tỉnh thành trong cả nước năm 20, Tây Ninh có tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố. So với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh có tốc độ tăng trưởng xếp thứ 2/8 tỉnh thành, sau tỉnh Bình Phước.

dji_0447.jpg
GRDP của Tây Ninh đứng thứ 2 trong vùng trọng điểm phía Nam.

Ông Nguyễn Đình Bửu Quang cho biết, sản xuất công nghiệp mặc dù đóng góp đến 51,91% tăng trưởng GRDP năm 20 của tỉnh, tuy nhiên, nhịp độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp (+12,28%) chưa đạt như kỳ vọng và còn thấp hơn giai đoạn trước dịch covid 19.

Sự phục hồi sản xuất chủ yếu diễn ra trong 6 tháng cuối năm, khi nhiều doanh nghiệp nhận thêm đơn hàng, nâng tốc độ tăng từ 11,67% trong nửa đầu năm lên 12,83% ở nửa cuối năm.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn, tăng trưởng 12,70%, trong đó các lĩnh vực nổi bật như: sản xuất sản phẩm cao su và plastic, sản xuất kim loại, sản xuất giường, tủ, bàn ghế và công nghiệp dệt…

Năm 20, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn ước thực hiện đạt 44.946 tỷ đồng tăng 10,27% so với năm 2023.

Trong đó, khu vực nhà nước, vốn đạt 6.371 tỷ đồng, tăng 6,42%, với ngân sách nhà nước chiếm phần lớn (4.818 tỷ đồng).

Khu vực dân cư và tư nhân, vốn đầu tư đạt 18.661 tỷ đồng, tăng 12,07%, chủ yếu nhờ các dự án mở rộng nhà xưởng, xây dựng trang trại chăn nuôi và nhà màng trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19.914 tỷ đồng, tăng 9,88%, nhờ sự mở rộng quy mô của các dự án lớn như Nhà máy Sợi Brotex (350 tỷ đồng) và các dự án của Gain Lucky, Ilshin.

Về thu hút đầu tư nước ngoài, năm 20, tỉnh thu hút 525,95 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, giảm 28,05% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, có 34 dự án cấp mới với tổng vốn 207,9 triệu USD, 22 dự án điều chỉnh tăng vốn với 318,1 triệu USD, và 9 dự án thu hồi/chấm dứt hoạt động.

Lũy kế đến tháng 12/20, tỉnh có 390 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đạt 9.969,7 triệu USD, trong đó 6 dự án đang hoạt động với vốn 7.932 triệu USD.

Khách tham quan khu, điểm du lịch tỉnh năm 20 ước đạt 5,6 triệu lượt, tăng 9,7% so với năm 2023, tăng 2% so kế hoạch; tổng doanh thu du lịch ước đạt 2.500 tỷ tăng ,0% so với năm 2023, tăng 8,6% so kế hoạch.

Kim Sáng