Gặp nữ Chánh án vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Hơn 20 năm công tác trong ngành Tòa án, dù ở vị trí nào, Thẩm phán Đinh Trần Mộng Thúy (Chánh án TAND huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) cũng luôn nỗ lực “cháy” hết mình vì công việc.
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp đại học, cô sinh viên mới ra trường Đinh Trần Mộng Thúy đã lựa chọn thi tuyển vào làm Thư ký trong ngành TAND và công tác tại TAND tỉnh Kiên Giang cho đến nay.
Vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ
Năm 2011, Thư ký Đinh Trần Mộng Thúy đã được bổ nhiệm Thẩm phán. Từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2023, Thẩm phán Đinh Trần Mộng Thúy là Phó Chánh án, Phó bí thư Chi bộ TAND TP. Rạch Giá (Kiên Giang).
Về công tác chuyên môn, với vai trò là Phó Chánh án, Thẩm phán Đinh Trần Mộng Thúy đã tham mưu cho Chánh án trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của TAND TP. Rạch Giá; theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

TP. Rạch Giá là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Kiên Giang, dân số đông, vụ việc các loại tăng hàng năm và chiếm tỷ lệ cao nhất so với các đơn vị hành chính còn lại.
Nếu như năm 2018, TAND TP. Rạch Giá chỉ thụ lý hơn 600 vụ, việc các lọai, thì từ năm 2019 – 2023 tổng vụ việc thụ lý tăng lên gấp 3 lần, dao động từ 1.600 đến trên 2.000 vụ việc các loại.
Với số lượng vụ việc tăng, nhân sự không tăng, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của tập thể, trong đó có vai trò quan trọng của ban lãnh đạo, TAND TP. Rạch Giá đã thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tiêu biểu là tỷ lệ giải quyết luôn đạt tỷ lệ trên 92%, không có án tạm đình chỉ và án quá hạn luật định; không có án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán.
Với thành tích này, năm 20, TAND TP. Rạch Giá vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ.

Từ ngày tháng 4/2023 đến nay, Thẩm phán Đinh Trần Mộng Thúy được Chánh án TANDTC bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh án TAND huyện An Biên (Kiên Giang).
An Biên huyện thuộc vùng U Minh Thượng, toàn huyện có diện tích tự nhiên là 40.029 ha, dân số toàn huyện là 131.270 người, trong đó có 5/9 xã, thị trấn có đông đồng bào dân tộc là người Khmer sinh sống.
“Những năm trước đây, đường giao thông đi lại trong huyện còn nhiều khó khăn. Tuyến đường từ trung tâm TP. Rạch Giá về đến trung tâm huyện di chuyển mất rất nhiều thời gian. Nhưng do gia đình riêng ở TP. Rạch Giá, có con còn nhỏ nên phải đi về hằng ngày cũng khá vất vả.
Nhưng với quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng, tôi xác định đây là nhiệm vụ chính trị được cấp trên giao phó và cũng là cơ hội để “gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”, nên bản thân luôn nỗ lực cùng tập thể TAND huyện An Biên thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, Chánh án TAND huyện An Biên Đinh Trần Mộng Thúy Huyện chia sẻ.
Tính từ ngày Thẩm phán Mộng Thúy về nhận nhiệm vụ đến tháng 9/20, TAND huyện An Biên đã thụ lý hàng ngàn vụ việc các loại. Tỷ lệ đã giải quyết đạt 90%; đã tổ chức phiên tòa trực tuyến, phiên tòa rút kinh nghiệm vượt chỉ tiêu được giao.
Xác định công tác giải quyết án là nhiệm vụ trọng tâm của Tòa án, trong suốt thời gian công tác tại TAND TP. Rạch Giá, TAND huyện An Biên, Thẩm phán Đinh Trần Mộng Thúy đã tham gia giải quyết bình quân hàng trăm vụ việc mỗi năm với chất lượng giải quyết đảm bảo đúng quy định pháp luật, không có án bị hủy, cải sửa do lỗi chủ quan.
.jpg)
“Trong giải quyết, xét xử án, bản thân luôn nêu cao trách nhiệm, thận trọng, công tâm, khách quan, có kế hoạch xây dựng hồ sơ giải quyết, luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến của tập thể, của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ quan, cải cách thủ tục hành chính tư pháp;
Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, gương mẫu trong việc thực hiện quy chế của cơ quan, tuyệt đối chấp hành phân công của tổ chức; luôn nêu cao ý thức tự giác về kỷ luật công vụ; chú trọng tinh thần đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp; chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử của Thẩm phán; thực hiện hết tinh thần trách nhiệm trong quá trình giải quyết án; không chủ quan, không để sai sót do thiếu trách nhiệm”, Chánh án TAND huyện An Biên Đinh Trần Mộng Thúy cho biết.
Nhiều sáng kiến trong công tác
Chánh án TAND huyện An Biên Đinh Trần Mộng Thúy cho biết, thực hiện chủ trương của lãnh đạo Tòa án về các biện pháp, giải pháp đổi mới công tác quản lý, sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ, ứng dụng vào thực tiễn công tác, trong những năm qua, bản thân luôn tích cực nghiên cứu khoa học, tích lũy kinh nghiệm, tìm tòi những cách làm hay, giải pháp mới, sáng tạo để nâng cao tỷ lệ giải quyết và chất lượng các loại án, góp phần xây dựng đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với truyền thống của TAND và đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính tư pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công việc.

Trên tinh thần đó, từ năm 2019 đến nay, Thẩm phán Đinh Trần Mộng Thúy đã có 5 sáng kiến, giải pháp được ứng dụng, phục vụ vào thực tiễn công tác và mang lại hiệu quả, cụ thể:
Năm 2019, Thẩm phán Đinh Trần Mộng Thúy đã đưa ra sáng kiến: “Nâng cao chất lượng xét xử từ việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm”.
Nội dung của sáng kiến nhằm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Hiệu quả đạt được khi áp dụng sáng kiến này là đã tạo được bước đổi mới mạnh mẽ việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.
Năm 2020, Thẩm phán Đinh Trần Mộng Thúy đưa ra sáng kiến: “Nâng cao chất lượng hòa giải thành trong giải quyết vụ án hôn nhân gia đình”.
Nội dung sáng kiến này là chú trọng thu thập chứng trong cứ suốt quá trình giải quyết vụ án và ngay cả tại phiên tòa. Qua đó, Thẩm phán nắm chắc hồ sơ vụ án và các văn pháp luật liên quan, có hướng động viên, giải thích giúp đương sự hiểu đúng quy định pháp luật thấu tình đạt lý. Tạo mọi điều kiện tốt nhất để đương sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp với nhau. Từ sáng kiến này, tỷ lệ án hôn nhân được hòa giải thành đạt khá cao.
Năm 2021, Thẩm phán Đinh Trần Mộng Thúy tiếp tục đưa ra sáng kiến: “Vai trò Thẩm phán trong thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ giải quyết vụ án dân sự cấp sơ thẩm”.
Nội dung sáng kiến: Khi đương sự không thể tự mình thu thập được hoặc cung cấp không đầy đủ chứng cứ thì Tòa án phải tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ để làm rõ vụ án.
Hiệu quả đạt được khi áp dụng sáng kiến này làm tăng tính chủ động, tích cực của Thẩm phán trong áp dụng các biện pháp thu thập, xác minh các nguồn chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự. Từ đó, các vụ án dân sự được thu thập đầy đủ chứng cứ và giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, kịp thời.
Năm 2022, Thẩm phán Đinh Trần Mộng Thúy đưa ra sáng kiến: “Vai trò của Thẩm phán trong việc công bố bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án”.
Nội dung sáng kiến nhằm thực hiện Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP ngày 16/3/2017 của TANDTC với mục đích mọi công dân, cơ quan, tổ chức dễ dàng tìm kiếm tra cứu nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Hiệu quả đạt được khi áp dụng sáng kiến: Bản án, quyết định được công khai kịp thời thể hiện tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án; thể hiện quyền được tiếp cận thông tin về hoạt động xét xử của Tòa án của mọi công dân.
Bản án được công khai thì không chỉ đương sự, bị cáo, các cơ quan tiến hành tố tụng được tiếp cận mà mọi công dân cũng được tiếp cận, nâng cao hiểu biết về pháp luật.
Năm 2023, Thẩm phán Đinh Trần Mộng Thúy tiếp tục đưa ra sáng kiến: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân”.
Nội dung sáng kiến này nhằm thực hiện Chỉ thị số 03/2022/CT-CA của TANDTC về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo trong TAND.
Sáng kiến này đã đưa ra tiêu chuẩn cụ thể về việc bố trí phòng tiếp công dân tại đơn vị phải khoa học, khang trang, thoáng mát với trang bị, thiết bị đảm bảo; xây dựng nội quy, quy chế phù hợp, bố trí cán bộ tiếp công dân có phẩm chất chính trị, đạo đức, có chuyên môn nghiệp vụ tốt; có kỹ năng hướng dẫn…, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thỏa mái cho người dân khi có vụ việc muốn trình bày với cơ quan công quyền.
Từ sáng kiến này, tỷ lệ hòa giải thành theo tố tụng hằng năm tăng, số vụ việc khiếu nại vượt cấp giảm mạnh, không phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, gay gắt, phức tạp.
Tất cả 5 sáng kiến nêu trên của Thẩm phán Đinh Trần Mộng Thúy đều đã được Hội đồng Khoa học - Sáng kiến cơ sở thông qua và được Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang ra Quyết định công nhận.

Với những nỗ lực của bản thân trong công tác, Thẩm phán Đinh Trần Mộng Thúy nhiều năm liền được đơn vị bình bầu, xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; được Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Được Chánh án TANDTC tặng danh hiệu Thẩm phán giỏi và khen thưởng đột xuất vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện tương tác, đóng góp tình huống pháp lý phần mềm Trợ lý ảo; Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân.
Được Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh Kiên Giang tặng Bằng khen đảng viên 5 năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (20-2020).
Năm 20 vừa qua, Thẩm phán Đinh Trần Mộng Thúy vinh dự được Chánh án TANDTC tặng danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2019 – 2023.
“Để hoàn thành tốt nhiệm vụ là nhờ sự chỉ đạo rất sâu sát, gần gũi của ban lãnh đạo TAND các cấp, sự đoàn kết trong nội bộ, sự hỗ trợ, chia sẻ của các cơ quan, đơn vị hữu quan cùng với sự ủng hộ rất lớn từ gia đình.
Bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, học tập, tích luỹ kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, luôn tìm cách làm mới, giải pháp mới và đề ra mục tiêu ngày càng cao hơn; không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, tích cực đấu tranh không để xảy ra tiêu cực trong xét xử và thi hành công vụ”, Chánh án TAND huyện An Biên-Đinh Trần Mộng Thúy chia sẻ.