Kinh tế

Hội thảo định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Xuân Phương 04/04/2025 - 14:04

Ngày 4/4, tại TP. Cần Thơ, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) và các đối tác phối hợp tổ chức Hội thảo định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

gao1.jpg
Quang cảnh buổi Hội thảo

Hội thảo được tổ chức nhằm đưa ra các giải pháp và chiến lược mới cho nghành lúa gạo trong bối cảnh thị trường và công nghệ đang có những thay đổi mạnh mẽ.

Tham dự hội thảo có sự tham dự của ông Đỗ Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ; Trung tướng Lưu Phước Lượng, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; ông Đỗ Ngọc Hà, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam( VFA); cùng đại diện lãnh đạo các sở, hiệp hội và khoảng 400 doanh nghiệp trong và ngoài nước.

gao-3.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu chào mừng hội thảo

Phát biểu chào mừng hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, hội thảo là sự kiện có ý nghĩa chiến lược đối với ngành nông nghiệp nói chung, đặc biệt là chuỗi ngành hàng lúa gạo.

Ngành hàng lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian qua đạt nhiều thành tựu to lớn, đóng góp 50% sản lượng lúa và hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu, là vùng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, hạt gạo của Việt Nam đã được khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, ngành hàng lúa gạo có những bước thăng trầm, đời sống của người nông dân trồng lúa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người trồng lúa còn thấp hơn so với một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác.

Hội thảo là dịp để các nhà chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý trao đổi, chia sẻ những giải pháp, định hướng, cách làm hay, những giải pháp về khoa học công nghệ để thúc đẩy ngành hàng lúa gạo của Việt Nam trong thời gian tới.

Với chủ đề “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới", hội thảo tập trung vào việc tìm ra giải pháp đột phá để phát triển ngành lúa gạo Việt Nam. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với ngành lúa gạo.

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại: gạo thường, gạo chất lượng cao và gạo cấp cao. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu phần lớn là gạo chất lượng cao (chiếm 60-70%), gạo cấp cao có tên chiếm khoảng %, còn lại 10-% là gạo thường.

Các thống kê cho thấy phân khúc gạo của cao cấp củ Việt Nam ít bị cạnh tranh bởi các nước xuất khẩu khác. Gạo ở Việt Nam có mặt ở nhiều quốc gia, nhiều thị trường khó tính nhờ chất lượng cao.

Phát biểu tham luận tại hội thảo, ông Ngô Hồng Phong, Cục trưởng Cục Chất lượng chế biến và phát triển thị trường (Bộ NN &MT) cho rằng, Việt Nam không chỉ là vựa gạo lớn của Đông Nam Á mà còn là vựa lúa của thế giới. Gạo Việt Nam đã khẳng định được vị thế, thương hiệu là gạo chất lượng cao của thế giới.

gao-2.jpg
Phiên thảo luận luận đầu tiên với chủ đề “Định vị gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới”

Trong phiên thảo luận luận đầu tiên với chủ đề “Định vị gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” do TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh điều phối, các chuyên gia và doanh nghiệp cũng tập trung bàn giải pháp để gia tăng giá trị gạo Việt Nam. Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo ra những sản phẩm có chất lượng vượt trội, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa ĐBSC cho biết, hiện nay, vùng ĐBSCL có giống lúa tiềm năng, năng suất cao và có phẩm chất gạo ngon, chống chịu được sâu bệnh và ở mức độ nào đó với mặn như: OM5451, OM18, Đài Thơm 8,.. các giống lúa này chiếm 70-80% diện tích sản xuất và đóng góp cho hơn 85-90% lượng gạo xuất khẩu nước ta.

Dù lúa gạo của nước ta chiếm ưu thế trong phân khúc gạo trắng hạt dài, tuy nhiên ở phân khúc gạo thơm cấp cao và các phân khúc gạo cao sản chế biến, dinh dưỡng… vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, việc tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu công lập sẽ giúp đa dạng cơ cấu giống về chất lượng cao, điều này giúp cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong việc khai thác thị trường ngách nội địa và quốc tế có giá trị kinh tế cao.

Cũng theo TS Trần Ngọc Thạch, bên cạnh đa dạng về chủng loại giống lúa, điều cần thiết cũng nên xây dựng vùng lúa nguyên liệu ổn định về sản lượng và phẩm chất gạo để phù hợp cho từng loại giống lúa. Điều này, đòi hỏi sự nỗ lực và sự tham gia hợp tác từ nhiều bên, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà.

Kết luận phiên thảo luận 1, TS Võ Trí Thành điểm lại phiên thảo luận đề cập đến các vấn đề như: công nghệ sản xuất, giống lúa mới, và việc chiếm lĩnh thị trường, các giải pháp này nhằm nâng cao chất lượng và giá trị của gạo Việt Nam; xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là một ưu tiên quan trọng. .

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp thể hiện tư tưởng phát triển lấy nông dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Điều này sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.

gao-4.jpg
Phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “Giải pháp phát triển bền vững ngành lúa gạo”

Trong phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “ Giải pháp phát triển bền vững ngành lúa gạo”, TS Nguyễn Đình Thắng- Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Công nghệ Hồng Cơ chia sẻ đề xuất hình thành doanh nghiệp hóa nông nghiệp, mới đủ sức mạnh tạo ra giống, cây con, đưa được hiện đại hóa vào nông nghiệp,…

Tuy nhiên, việc tích tụ ruộng đất, hình thành doanh nghiệp lớn đặt ra vấn đề vốn, việc làm, chỗ ở cho nông dân… Có thể hình thành mô hình công ty cổ phần, nông dân có thể tham gia vào mô hình này. Như vậy sẽ đảm bảo quyền lợi người nông dân không bị mất đất và đảm bảo thu nhập cho nông dân.

“Theo tôi, cần doanh nghiệp hóa nông nghiệp và tích tụ ruộng đất một cách minh bạch”, ông Thắng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Thắng, muốn phát triển nông nghiệp bền vững cần công nghiệp hóa nông nghiệp, chuyển đổi số,… Những việc này doanh nghiệp lớn mới làm được. Nên có “người nông dân số” thông qua việc công nhân hóa người nông dân qua việc tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực nông dân. Kết hợp đồng bộ hóa các chính sách Nhà nước để ngành lúa gạo phát triển bền vững.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng ghi nhận những kết quả tích cực trong triển khai "Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" thời gian qua.

Để đề án được triển khai hiệu quả hơn trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, cần thắt chặt hơn nữa mối liên quan giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị (nông dân, dịch vụ, công ty xuất khẩu, thị trường, tài chính, tiêu chuẩn lúa Việt xanh, phát thải thấp). Đồng thời, đẩy mạnh chia sẻ, trao đổi về thị trường, công nghệ, kinh nghiệm áp dụng mô hình 1 triệu ha.

Xuân Phương