Ngân hàng CSXH tỉnh Lạng Sơn: Vì mục tiêu quốc gia giảm nghèo
Với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Lạng Sơn đã trở thành điểm tựa vững chắc cho hàng chục nghìn hộ dân thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế. Báo Công lý đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Phương – Giám đốc NHCSXH tỉnh Lạng Sơn, để làm rõ những kết quả nổi bật cũng như định hướng trong giai đoạn tới.
.jpg)
Phóng viên: Thời gian qua, đặc biệt là năm 20, công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả rất tích cực, kết quả trên có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn tín dụng ưu đãi. Với cương vị là người đứng đầu Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Lạng Sơn, bà có thể chia sẻ khái quát về hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn trong thời gian qua?.
Tính đến thời điểm hiện tại, vốn tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) thực hiện tại NHCSXH tỉnh Lạng sơn đến nay đạt dư nợ trên 5.200 tỷ đồng, gồm 19 chương trình tín dụng ưu đãi, với 70.500 khách hàng trải khắp tại các thôn, bản, khu phố. NHCSXH triển khai cho vay với phương thức uỷ thác một số nội dung trong quy trình cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội, gồm Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, với 2.043 tổ Tiết kiệm và vay vốn là cánh tay nối dài giúp vốn tín dụng chính sách tiếp cận đến người dân một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Hoạt động TDCSXH luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, các tổ chức CTXH nhận uỷ thác và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Với phương châm hoạt động “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, những năm qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh không ngừng nỗ lực đào tạo cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, không ngừng cải tiến phương pháp làm việc, áp dụng khoa học công nghệ vào chuyên môn để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.
Qua hơn 20 năm hoạt động, nguồn vốn TDCS do NHCSXH triển khai đã giải ngân tới gần 1 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, đã giúp gần 100 ngàn lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo, tạo việc làm cho gần 200 ngàn lao động, hỗ trợ 40 ngàn học sinh, sinh viên vay vốn học tập, và xây dựng 300 ngàn công trình nước sạch cùng ngàn căn nhà cho hộ nghèo…
Phóng viên: Tính đến thời điểm hiện tại, các mặt hoạt động TDCS trên địa bàn đã được thực hiện có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác huy động nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân đã được đơn vị thực hiện như thế nào?.
Trong những năm qua, chúng tôi đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh mở rộng việc vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên, viên chức người lao động hưởng ứng gửi tiền vào NHCSXH để tạo lập nguồn vốn cho vay đến người nghèo và các đối tượng chính sách.
Đặc biệt, năm 20, chúng tôi đã tham mưu UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND phát động Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo giai đoạn 20-2025, đồng thời tham mưu UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì tổ chức Lễ phát động gửi tiền tiết kiệm năm 20. Tại buổi Lễ đã thu hút hàng nghìn người trong toàn tỉnh tham gia gửi tiền, mức huy động năm 20 đạt cao nhất từ trước đến nay với số tiền huy động trên 100 tỷ đồng.
Phóng viên: Theo số liệu thống kê, đại đa số các hộ vay vốn đều sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, do đó, tỷ lệ nợ xấu là rất thấp. Ngân hàng đã triển khai những giải pháp gì trong công tác giám sát và quản lý vốn vay?
Để quản lý tốt vốn vay, ngay từ đầu, khâu xét duyệt cho vay phải ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, Chi nhánh đã thường xuyên hướng dẫn kiến thức, kỹ năng theo phương pháp “cầm tay chỉ việc” cho Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn các nội dung quy định của các chương trình tín dụng để Ban quản lý Tổ nắm bắt và thực hiện.
Ngoài ra, khâu bình xét cho vay cũng được Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn thực hiện chặt chẽ, công khai, dân chủ dưới sự giám sát của Trưởng thôn và lãnh đạo tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác. Quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng được Ban quản lý Tổ và các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác thường xuyên kiểm tra giám sát để đôn đốc thực hiện đúng hợp đồng ký kết với ngân hàng.
Bên cạnh đó, Chi nhánh thường xuyên tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo các ngành, các đơn vị liên quan tham gia giám sát, quản lý vốn TDCSXH, tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quản lý vốn vay, các tồn tại từng bước tháo gỡ nên chất lượng tín dụng của chi nhánh nhiều năm nay được duy trì ổn định với tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,06%.
.jpg)
Phóng viên: Bà có thể cho biết phương hướng và nhiệm vụ mà đơn vị sẽ triển trong thời gian tới để thực hiện hiệu quả các chương trình TDCS, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương?
Trong thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục tham mưu Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lạng Sơn, Ban đại diện HĐQT tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 39 -CT/TW ngày 30/10/20 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới và Kế hoạch số 219-KH/TU ngày 31/3/2025 của Tỉnh uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, Ban Bí thư; Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 trọng tâm là công tác nhận vốn uỷ thác đầu tư địa phương, công tác huy động các nguồn lực, mở rộng nguồn vốn cho vay đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
Chi nhánh sẽ thường xuyên bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để tham mưu Ban đại diện phân bổ vốn, thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các xã vùng xâu, vùng xa, vùng khó khăn, các vùng dự án… để góp phần cùng địa phương thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Trân trọng cảm ơn bà!