Tin địa phương

Nghệ An thiệt hại gần 500 tỷ đồng do thiên tai trong năm 20

Hải Yến 21/04/2025 - 18:23

Ngày 21/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 20, đồng thời triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Năm 20 được đánh giá là một năm đầy khó khăn với Nghệ An khi liên tiếp hứng chịu nhiều loại hình thiên tai diễn biến phức tạp với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.

Theo đó, tỉnh đã ghi nhận 16 đợt không khí lạnh, 2 đợt rét đậm, rét hại, 11 đợt nắng nóng khắc nghiệt cùng hàng chục trận lốc xoáy, sét, mưa đá và mưa lớn. Đặc biệt, ba đợt mưa lớn trên diện rộng do ảnh hưởng của bão số 3, số 4 và một đợt mưa cuối tháng 9 đã gây nhiều thiệt hại nặng nề.

22.anh-1.jpg
Ông Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu tại hội nghị.

Thiên tai đã làm 7 người thiệt mạng, 2 người bị thương; 74 ngôi nhà bị đổ sập, hơn 2.000 căn bị tốc mái; nhiều cơ sở hạ tầng, diện tích sản xuất nông nghiệp bị phá hủy, với tổng thiệt hại về kinh tế ước tính hơn 486 tỷ đồng. Ngoài ra, có 31 vụ tai nạn, sự cố trên biển làm người chết, 1 người mất tích và gây hư hỏng nhiều phương tiện thủy.

Trước những diễn biến phức tạp và bất thường của thời tiết, công tác phòng chống thiên tai tại Nghệ An đã được triển khai quyết liệt và đồng bộ ở cả ba khâu: phòng ngừa - ứng phó - khắc phục.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các cấp được kiện toàn, các phương án phòng, chống được xây dựng đầy đủ từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tỉnh đã đầu tư gần 1,5 tỷ đồng cho thiết bị phục vụ cứu hộ, cứu nạn và 449 tỷ đồng cho các hạng mục hạ tầng phòng, chống thiên tai.

22.anh-2.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Đồng thời, Nghệ An cũng đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ như viễn thám, tự động hóa, công nghệ số để theo dõi, dự báo và điều hành công tác phòng chống thiên tai. Công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng được chú trọng, nhất là tại các xã có nguy cơ cao, qua các lớp tập huấn, diễn tập, ứng dụng phần mềm cảnh báo thiên tai...

Đặc biệt, phương châm “4 tại chỗ” được triển khai nghiêm túc, giúp địa phương chủ động ứng phó kịp thời, giảm thiểu thiệt hại. Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã được thành lập ở tất cả 412 xã, phường, thị trấn với gần 30.000 thành viên, được tập huấn chuyên sâu.

Sau thiên tai, công tác khắc phục hậu quả và tái thiết cũng được triển khai nhanh chóng. Tỉnh đã bố trí trên 121 tỷ đồng hỗ trợ tái định cư, phục hồi sản xuất và sửa chữa hạ tầng bị thiệt hại. Các chương trình an sinh, cứu trợ thông qua Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ đã phân bổ hàng chục tỷ đồng hỗ trợ người dân.

Tại hội nghị, các sở, ngành và địa phương đã chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá kết quả thực tiễn trong năm qua, đồng thời đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ghi nhận những nỗ lực của các sở, ban, ngành, địa phương, các lực lượng trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 20.

Đồng chí Nguyễn Văn Đệ nhấn mạnh, thiên tai luôn có diễn biến phức tạp, bất ngờ, do đó, trong năm 2025, các ban, ngành, địa phương cần sẵn sàng ứng phó với phương châm "Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương hiệu quả, trong đó lấy phòng, tránh là chính".

22.anh-3.jpg
UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 20.

Đồng thời tăng cường công tác diễn tập, tập huấn; các địa phương, đơn vị cần xây dựng kịch bản ứng phó với các loại hình thiên tai, các sự cố có thể diễn ra sát với thực tế để không bị động, bất ngờ. Đối với phương án sơ tán dân trong thiên tai, cần sẵn sàng phương án vị trí, phương tiện, lực lượng để triển khai sơ tán dân khi có sự cố...

Dịp này, 5 tập thể, 5 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 20.

Hải Yến