Quốc hội đang đảm đương quá nhiều việc, ảnh hưởng đến lập pháp

Chính trị - Ngày đăng : 11:54, /09/2016

Sáng nay /9, UBTVQH đã thảo luận, cho ý kiến chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội kha XIV. Theo dự kiến, Kỳ họp sẽ khai mạc vo 20/10/2016 v bế mạc vo ngy 22/11/2016. Vấn đề lm sao để nâng cáo chất lượng các bộ luật đã được các ĐB đưa ra bn thảo.

Bổ sung nội dung liên quan đến Formosa vào chương trình

Theo đó, với ngày làm việc, Quốc hội sẽ cho ý kiến 14 dự án luật; Xem xét thông qua 04 dự án luật, 01 nghị quyết. Đồng thời, xem xét các báo cáo về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2017 (trong đó có đề cập đến các giải pháp thực hiện 5 năm theo Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2020). Quyết định kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 (trong đó có đánh giá toàn diện các mặt công tác huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2011-20);

Quốc hội giám sát tối cao “Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-20) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”; Báo cáo về tình hình biển Đông sau khi có phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, đối sách của Việt Nam trong thời gian tới; Xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII; Xem xét các Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 113/20/QH13 về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn;Tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến chương trình chi tiết kỳ họp thứ 2 được bố trí như thông lệ; đồng thời, tiếp tục phát huy những cải tiến đã được áp dụng hiệu quả tại các kỳ họp trước như ghép việc trình bày các tờ trình, báo cáo, thông qua luật, nghị quyết cùng với thảo luận tại hội trường, bố trí thảo  luận cùng buổi hoặc gần nhau đối với những nội dung có liên quan với nhau; bố trí 02 dự án/buổi thảo luận ở tổ và 01 dự án/buổi thảo luận ở hội trường; riêng đối với dự án quan trọng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/20/QH13 sẽ bố trí thảo luận ở tổ 3/4 ngày, hội trường 01 ngày và dự án Luật về hội sẽ bố trí thảo luận ở hội trường 01 ngày.

Đáng chú ý, Báo cáo khắc phục hậu quả do sự cố môi trường liên quan đến Formosa cũng được bổ sung vào chương trình kỳ họp. Đây là vấn đề đang được dư luận xã hội, cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, nên Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị kết hợp thảo luận cùng kinh tế-xã hội, nếu có vấn đề cần thiết sẽ đưa vào Nghị  quyết về kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2017. Đồng thời, đề nghị Chính phủ chuẩn bị báo cáo riêng hoặc thể hiện một phần trong báo cáo chung của Chính phủ về kinh tế - xã hội để trình Quốc hội.

Xây dựng Luật phải là nhiệm vụ chính

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng trăn trở làm thế nào để chất lượng làm luật được đảm bảo, khi mà xu hướng sửa Luật diễn ra ở nhiều Bộ, Luật vừa ban hàng xong đã đề nghị sửa. Thực tế hiện nay, trách nhiệm trình, giải trình dự án Luật phải do Bộ trưởng tiến hành, nhưng nhiều Bộ toàn ủy quyền cho Thứ trưởng, rồi Thứ trưởng lại ủy quyền cho cấp Vụ tham gia giải trình. Vì vậy đề nghị các Bộ khi trình các dự án Luật sang UBVQH, hoặc các phiên họp của các Ủy ban phải do Bộ trưởng trình, nếu không sẽ không thể đảm bảo được chất lượng.

Quốc hội đang đảm đương quá nhiều việc, ảnh hưởng đến lập pháp

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên họp

Về quy trình làm Luật hiện nay cũng cần phải đánh giá kỹ lại, khi một dự án Luật trình sang Quốc hội có những chính sách mới, vậy việc đánh giá tác động như thế nào, cơ quan trình có đánh giá tác động lại hay không là vấn đề cần xem xét. Vậy nên, đề nghị, trước mắt, sau phiên giải trình đầu tiên, người chịu trách nhiệm phải ký giải trình đã tiếp thu ý kiến đại biểu như thế nào, bà Nga cho biết.

Liên quan đến sửa BLHS 20, bà Nga nhấn mạnh, xin đừng nói bao nhiêu điều sai sót, mà có khi chỉ cần 1 lỗi kỹ thuật phải sửa nhiều điều. Nên phải xem sai những lỗi kỷ thuật nào cần phải sửa bao điều. Đồng thời, đẩy thời gian thảo luận tại hội trường, tại tổ lên để đảm bảo chất lượng.

Bàn về chất lượng làm Luật, Chủ nhiệm Ủy ban VHGD-TTNNĐ Phan Thanh Bình cho rằng phần thảo luận của Quốc hội, nên phân chia theo khối, lĩnh vực như: Thảo luận về các báo cáo kinh tế-xã hội, xây dựng Luật để  tập trung, chuyên sâu hơn. Làm sao để 500 đại biểu, khi đóng góp ý kiến là phải chất lượng.

Đại biểu nêu quan điểm trên cơ sở báo cáo chung của Chính phủ về kinh tế- xã hội, báo cáo về khắc phục hậu quả do sự cố môi trường liên quan đến Formosa sẽ là báo cáo chuyên sâu. Tránh tình trạng một Bộ nào đó gửi báo cáo rồi lại đóng dấu mật, trong khi nội dung không phải là mật. Đề nghị đã báo cáo trước Quốc hội là trách nhiệm của Quốc hội phải có ý kiến về báo cáo này.

Ông Bình cũng cho rằng, hiện Quốc hội có ba nhiệm vụ là: Lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng khác của đất  nước, nhưng hiện đang phải đảm đương quá nhiều việc trong khâu giám sát, làm đuối công tác làm luật. Ví dụ chỉ một lĩnh vực của Bộ giáo dục thôi như Ban Văn hóa GDTTNNĐ thì đâu có đủ nhân lực, thời gian để giám sát hết được các vấn đề giáo dục từ phổ thông đến đại học… Nên cần xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Luật là chính, như vậy mới đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá về cơ bản, Tổng thư ký Quốc hội đã có sự chuẩn bị chu đáo, cẩn trọng, đổi mới, đảm bảo báo quát hết các nội dung Kỳ họp thứ Hai của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tất cả các nội dung trình ra Quốc hội cần phải được chuẩn bị chu đáo, đúng quy định của pháp luật và Hiến pháp; đảm bảo tiến độ, nhưng không vì tiến độ mà bỏ qua chất lượng; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu quan và kiên quyết chỉ trình Quốc hội những nội dung đáp ứng đủ yêu cầu...

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp hôm nay, Tổng thư ký Quốc hội sẽ chỉnh lý và gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc về dự kiến chương trình kỳ họp cùng Công văn triệu tập kỳ họp trước ngày 20/9/2016 để kịp phục vụ tiếp xúc cử tri. Sau đó, sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần cuối tại phiên họp thứ 4 (tháng 10-2016).

Mai Thoa