Hy hữu: Xe tải tự trôi gây tai nạn chết người, trách nhiệm pháp lý thế nào?
Sự việc xe tải tự trôi tông vào người đàn ông đang dừng chờ đèn đỏ dẫn đến tử vong đang được dư luận quan tâm. Nhiều người thắc mắc, trách nhiệm pháp lý được xác định thế nào trong vụ việc này.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 17h ngày 17/5, tài xế Phan Văn Công (quê Nam Định) lái ôtô tải chạy trên quốc lộ 20 hướng từ TP. Bảo Lộc đi Đà Lạt. Khi đến giao lộ giữa đường Lý Tự Trọng và Trần Phú, phường B'Lao, tài xế dừng ở lề phải rồi rời cabin để thực hiện giao dịch rút tiền tại cây ATM.

Tuy nhiên, chiếc xe sau đó tự trôi về phía trước và tông trúng người đàn ông lái xe máy đang dừng chờ đèn đỏ. Vụ tai nạn khiến người đàn ông tử vong, xe máy bị cuốn vào gầm. Đến ngày 18/5, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tạm giữ tài xế Công xác minh làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Nhiều độc giả thắc mắc, trách nhiệm pháp lý được xác định thế nào trong vụ việc này.
Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Thị Minh Yến (Công ty Luật TNHH Gia Võ, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) nhìn nhận tại thời điểm chiếc xe tải đâm vào nạn nhân “không có người lái” nhưng vụ việc vẫn gây ra hậu quả “chết người”. Vì vậy, có căn cứ để xác định đây là hành vi phạm quy định về an toàn giao thông trong khi tham gia giao thông, điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
.jpg)
Phân tích dưới góc độ pháp lý, theo luật sư Yến, tại Điều 18, Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 20 quy định: “Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian. Khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được rời khỏi xe khi đã sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải đánh lái về phía lề đường, chèn bánh”.
Về chế tài hình sự, có thể xảy ra trong trường hợp nếu tài xế xe tải đỗ xe bên lề đường, gần nơi đông đúc các phương tiện đi lại, nhưng không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện để người đi đường nhận thức vị trí đỗ xe, làm ảnh hưởng đến người đi bộ.
Tài xế không sử dụng các biện pháp an toàn trước khi rời cabin như sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện các biện pháp an toàn khác; tắt động cơ trước khi xuống xe, đánh lái, chèn bánh phía trước… dẫn đến chiếc xe tự di chuyển trên đường mà không có sự kiểm soát của con người thì có thể xác định đây là hành vi dừng đỗ xe không đúng quy định pháp luật, là lỗi của tài xế.
Trong trường hợp có đủ các căn cứ để xác định tài xế đã đỗ xe không đúng với quy định, biết việc đỗ xe là trái với quy định, nhưng không có các biện pháp để bảo đảm an toàn gây hậu quả chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 260, Bộ luật hình sự 20.
Về trách nhiệm dân sự, theo quy định tại khoản 1, Điều 584, BLDS 20: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Đồng thời, căn cứ Điều 591 Bộ luật dân sự 20, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; thiệt hại khác do luật quy định.
“Như vậy, trong trường hợp có đủ căn cứ xác định vụ việc có dấu hiệu phạm tội và người thực hiện vi do tài xế - người điều khiển phương tiện gây ra thì tài xế phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm tính mạng của nạn nhân. Mức bồi thường cao nhất có thể lên tới 100 lần mức lương cơ sở. Đồng thời phải có nghĩa vụ thanh toán các khoản: chôn cất, mai táng, chữa trị, cấp cứu đối với nạn nhân theo đúng quy định của pháp luật”, luật sư Yến quan điểm.