Bất động sản

Hơn 33.000 giao dịch thành công, thị trường BĐS "nóng" trở lại

Trang Nhi 22/05/2025 - 09:21

Thị trường bất động sản Quý I/2025 cho thấy dấu hiệu ấm lên rõ nét với lượng giao dịch bứt phá.

Theo báo cáo thị trường bất động sản Quý I/2025 vừa được Bộ Xây dựng công bố, giá căn hộ chung cư quý I/2025 tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng không có nhiều biến động so với quý IV/20; phần lớn giá căn hộ chung cư không tăng mạnh như năm 20.

dautu.kinhtechungkhoan.vn-stores-news_dataimages-2025-052025-21-13-_ok20250521135731.jpg
Tổng lượng giao dịch bất động sản quý I/2025 tăng nhẹ.

Trong đó, phân khúc bình dân có giá dưới 45 triệu đồng/m2, phân khúc trung cấp có giá khoảng từ 45–70 triệu đồng/m2, cao cấp có giá khoảng từ 70 đến trên 100 triệu đồng/m2 .

Cùng với giá tăng, lượng giao dịch bất động sản cũng bùng nổ. Theo số liệu của Bộ Xây dựng, lượng giao dịch bất động sản, chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền có xu hướng tăng.

Quý I/2025 ghi nhận tới 33.585 giao dịch thành công đối với căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ – tăng 32% so với quý trước (25.409 giao dịch quý IV/20). Phân khúc đất nền tiếp tục hút dòng tiền, với 101.049 giao dịch, tăng 16,4% so với quý trước.

Từ dữ liệu cho thấy, thị trường địa ốc đang lấy lại nhịp tăng trưởng rõ nét, nhất là khi mặt bằng lãi suất và tâm lý người mua nhà dần ổn định.

Qua số liệu tổng hợp cho thấy lượng giao dịch bất động sản tại 3 loại hình (căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền) trong quý I/2025 có xu hướng tăng so với quý IV/20 (lượng giao dịch chung cư và nhà ở riêng lẻ quý IV/20 là 25.409 giao dịch; lượng giao dịch đất nền quý IV/20 là 86.796 giao dịch).

Dù thanh khoản tăng, tổng lượng tồn kho bất động sản tại các dự án còn khoảng 23.400 căn/nền, bao gồm: chung cư: 2.339 căn; nhà ở riêng lẻ: 9.376 căn; đất nền: 11.685 nền.

So với quý IV/20, tồn kho giảm nhưng chưa đều giữa các phân khúc. Nhà ở riêng lẻ giảm rõ rệt, chỉ còn bằng 83,5% so với quý trước. Trong khi đó, lượng tồn kho của chung cư và đất nền vẫn cao hơn, phản ánh thực tế rằng dòng tiền mới chủ yếu đang chảy vào những sản phẩm dễ thanh khoản hơn hoặc có mức giá hợp lý hơn.

Trang Nhi