Cán cân thương mại đảo chiều
Số liệu của Cục Hải quan cho thấy, trong nửa đầu tháng 5/2025, Việt Nam thâm hụt thương mại 2,32 tỷ USD. Xuất khẩu giảm trong khi đó nhập khẩu tăng.
Việt Nam đang trải qua một giai đoạn thay đổi cán cân thương mại hàng hóa. Dữ liệu cập nhật từ báo cáo ngày 22/5/2025 của Cục Hải quan cho thấy sự đảo chiều bất ngờ trong dòng chảy xuất – nhập khẩu.

Theo đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 5/2025 (từ 01–/5) chỉ đạt 36,09 tỷ USD, giảm 6,8% so với nửa cuối tháng 4. Trong đó, xuất khẩu giảm tới 18,3%, tương đương giảm 3,77 tỷ USD, còn 16,88 tỷ USD. Ngược lại, nhập khẩu lại tăng 6,2%, lên mức 19,21 tỷ USD.
Kết quả là cán cân thương mại thâm hụt 2,32 tỷ USD – mức sâu nhất từ đầu năm đến nay.
Sự sụt giảm xuất khẩu lần này tập trung chủ yếu ở các nhóm hàng công nghiệp chế biến – vốn là trụ cột của nền kinh tế. Theo Cục Hải quan, ba nhóm bị ảnh hưởng lớn nhất trong kỳ gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 513 triệu USD, tương đương 19,7%; hàng dệt may giảm 401 triệu USD, tương ứng 22,8%; còn máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 394 triệu USD, tương ứng 8,9%.
Sự lao dốc đột ngột này có thể bắt nguồn từ việc các thị trường lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc vẫn chưa phục hồi ổn định nhu cầu. Ngoài yếu tố lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ, các doanh nghiệp còn đối mặt với hàng loạt thay đổi trong quy tắc xuất xứ, rào cản kỹ thuật và chuỗi logistics toàn cầu chưa hoàn toàn khơi thông. Thêm vào đó, việc nhiều đơn hàng điện tử bị trì hoãn hoặc điều chỉnh tiến độ giao hàng cũng khiến lượng xuất khẩu trong kỳ sụt giảm nhanh chóng.
Dù vậy, nếu nhìn dài hạn, lũy kế từ đầu năm đến ngày /5/2025, xuất khẩu cả nước vẫn đạt 7,5 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ.
Một số ngành vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 9,22 tỷ USD (+38,3%); máy móc thiết bị tăng 2,66 tỷ USD (+16,1%); cà phê tăng 1,52 tỷ USD (+56,6%).
Những con số này là tín hiệu cho thấy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng đang mang lại hiệu quả và cần tiếp tục được thúc đẩy.