Đồng Tháp: Không gian kinh tế rộng lớn, gia tăng năng lực cạnh tranh vùng
Sau quá trình sáp nhập, tỉnh Đồng Tháp với quy mô diện tích tự nhiên rộng hơn 5.900km2 và dân số hơn 4,2 triệu người, hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên phát triển đầy triển vọng.
Không gian phát triển mở rộng giúp tỉnh Đồng Tháp thu hút đầu tư tốt hơn nhờ thị trường tiêu dùng được mở rộng, quy hoạch phát triển và khả năng liên kết vùng hiệu quả.
Đặc biệt, không gian này sẽ kết nối vùng Đồng Tháp Mười với cửa ngõ ven biển phía Đông (Gò Công, biển Tân Thành), tăng cường tính kết nối nông thôn - đô thị - biển; sự liên kết vùng sau sáp nhập trở nên chặt chẽ hơn khi Đồng Tháp tận dụng hiệu quả hệ thống sông ngòi (sông Tiền, sông Hậu) và các cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng.
.jpg)
Sự sáp nhập này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, hình thành không gian kinh tế rộng lớn, gia tăng năng lực cạnh tranh vùng; phát huy thế mạnh về công nghiệp, xuất khẩu, nông nghiệp, hàng hoá.
Đồng thời, tỉnh Đồng Tháp đóng vai trò quan trọng trong vùng ĐBSCL, nằm gần các vùng động lực tăng trưởng kinh tế lớn như: TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, TP Cần Thơ. Tỉnh kết nối với các địa phương này thông qua hệ thống đường bộ, đường sông và đường biển.
.jpg)
Sự kiện công bố mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Đồng Tháp mang tên Đồng Tháp Mười được sự đồng thuận và kỳ vọng lớn từ Nhân dân.
Điều nhiều doanh nghiệp quan tâm chính là không gian phát triển của địa phương. Hành lang pháp lý thông thoáng cùng với không gian phát triển rộng rãi hơn sẽ là “chìa khóa” để doanh nghiệp phát triển, hướng tới tham gia cùng Nhà nước quản trị xã hội, đóng góp tích cực vào công cuộc số hóa nền kinh tế, xây dựng chính quyền số, xã hội số.
Sự vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Đồng Tháp sẽ là thước đo năng lực quản trị hiện đại của bộ máy hành chính. Đồng thời, đánh dấu mốc chuyển giao lịch sử và khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới; tạo những bứt phá trong phát triển kinh tế, xã hội; mang tính cấp thiết và thiết thực để làm cơ sở cho các cấp, các ngành tổ chức thực hiện trong thời gian tới.
Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tỉnh Đồng Tháp được kỳ vọng sẽ mang đến chuyển biến lớn, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình; cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân - từ những việc nhỏ nhất.
.jpg)
Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Quốc Phong khẳng định, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết số 203/2025/QH sửa đổi Hiến pháp vàLuật Tổ chức chính quyền địa phương, cùng các Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã là bước đi mang tính lịch sử, có ý nghĩa chiến lược đối với quá trình cải tiến bộ máy Nhà nước.
Hành trình đổi mới mô hình chính quyền chính là đổi mới cách nghĩ, cách làm và cách phục vụ. Đây không chỉ là công việc của các cấp chính quyền, mà là nhiệm vụ chung của toàn dân, toàn hệ thống chính trị - mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, người dân đều có vai trò trong guồng máy cải cách mạnh mẽ này.
.jpg)
Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang từng bước phát huy hiệu quả. Tại các phường mới, Trung tâm Phục vụ hành chính công được bố trí khoa học, thuận tiện, giúp người dân dễ dàng tiếp cận và giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng. Nhiều dịch vụ công đã được số hóa, triển khai trên nền tảng số, nâng cao chất lượng phục vụ và giảm thiểu thời gian chờ đợi của người dân.
Sự đoàn kết, thống nhất trong nhận thức và hành động từ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đến 102 Đảng bộ phường, xã trực thuộc chính là yếu tố quyết định để đưa bộ máy mới hoạt động ổn định, hiệu quả. Bắt đầu từ ngày làm việc đầu tiên 1/7, dấu mốc quan trọng, cũng là lời cam kết về một chặng đường phát triển bền vững hơn, hiện đại hơn, gần dân và vì dân hơn của mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại Đồng Tháp.