Hiểm họa từ việc tài xế xe khách lái quá số giờ quy định
Vì áp lực thu nhập hoặc tâm lý chủ quan, không ít tài xế vẫn cố tình lách luật, bất chấp quy định về thời gian lái xe an toàn. Họ tiếp tục cầm lái trong trạng thái mệt mỏi, thậm chí kiệt sức, đẩy bản thân và hành khách vào tình thế đầy rủi ro... Không ít vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra chỉ vì vài giây ngủ gật.
Xử phạt tài xế chạy xe liên tục quá 4 tiếng
Tại Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 20 quy định từ 2025, người lái ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ không được phép lái xe liên tục quá 4 giờ, thời gian làm việc trong ngày tối đa 10 giờ. Đồng thời, trong 1 tuần, nhóm tài xế này cũng không được lái xe quá 48 giờ.
Tại điểm d khoản 6 và điểm a khoản 10 Điều 20 Nghị định 168/20/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với tài xế lái xe liên tục quá 4 giờ như sau:

Theo đó, với người điều khiển ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự, hành vi điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải quá thời gian quy định hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa hai lần lái xe liên tục của người lái xe sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng. Với lỗi vi phạm trên, các tài xế còn bị phạt bổ sung trừ 2 điểm giấy phép lái xe.
Ngoài ra, chủ xe để cho tài xế của mình lái ô tô liên tục quá thời gian quy định, cũng sẽ bị xử phạt 4 - 6 triệu đồng (cá nhân) và 8 - 12 triệu đồng (tổ chức).
Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết sau 4 tiếng lái xe liên tục, người lái xe có thể nghỉ ngơi. Sau khoảng phút, họ được phép lái xe tiếp tục hành trình. Mục tiêu cao nhất là giúp người lái xe được tỉnh táo, không bị mệt mỏi dễ dẫn đến nguy cơ gây mất an toàn.
Khi lái xe tập trung quá lâu với thời gian trên 4 tiếng liên tục, theo nguyên lý sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Việc nghỉ ngơi giúp hệ thần kinh bớt căng thẳng, giúp tái tạo sức lao động. Đồng thời, việc quy định thời gian lái xe, nghỉ ngơi của tài xế còn là biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lái xe, góp phần giảm thiểu rủi ro tai nạn khi tham gia giao thông.
Cơ quan chức năng khuyến cáo tài xế khi lái xe cần giữ tâm lý thoải mái, khi cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ cần phải nghỉ ngơi ngay, dù có thể chưa đến 4 tiếng lái xe liên tục, tuyệt đối không nên "cố lái thêm". Ngoài ra, đại diện Cục CSGT khẳng định việc quy định thời gian nghỉ ngơi còn giúp chặn nguy cơ người lái xe kinh doanh vận tải vì cố giữ tỉnh táo mà sử dụng chất kích thích. Không có chất kích thích nào thay thế được việc nghỉ ngơi, cơ thể phải được phục hồi.
Tai nạn nghiêm trọng vì chợp mắt mấy giây
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, số vụ tai nạn xảy ra từ 18h tối đến 6h sáng hôm sau thường lớn hơn gấp hai, ba lần so với ban ngày, chiếm tới 30% tổng các vụ tai nạn giao thông trong một năm. Năm 2023 đã xảy ra 72 vụ tai nạn giao thông do tài xế mệt mỏi, ngủ gật.
Nhiều tài xế dù nhận thức rõ cơn buồn ngủ đang ập đến nhưng vì chủ quan vẫn tiếp tục cầm lái, dẫn đến trạng thái được gọi “giấc ngủ trắng”. Dù chỉ kéo dài vài giây, nhưng những khoảnh khắc mất kiểm soát ấy đủ để gây ra những vụ tai nạn thương tâm với hậu quả khôn lường.

Vào lúc 0h30 ngày 23/01/20, một vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng đã xảy ra trên cao tốc La Sơn - Hòa Liên, đoạn Km36+400, theo hướng Bắc - Nam. Xe khách loại 45 chỗ ngồi do tài xế P.T.T (sinh năm 1988, trú huyện Eaka (cũ), tỉnh Đắk Lắk) điều khiển đã rơi xuống vực. Vụ tai nạn làm 2 người chết và nhiều người bị thương. Nguyên nhân được xác định là do trời mưa, sương mù hạn chế tầm nhìn cộng hưởng với việc tài xế lái xe trong trạng thái buồn ngủ.
Bên cạnh đó, cần phải đặt sức khỏe của tài xế lên hàng đầu, đặc biệt với lực lượng tài xế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải - những “người gác tay lái” đang gánh trên vai sinh mạng của hàng trăm hành khách mỗi ngày.
Những bác tài này thường phải đối mặt với áp lực thời gian, quãng đường dài và cường độ làm việc cao. Việc chạy xuyên đêm, thiếu ngủ kéo dài không chỉ bào mòn thể lực mà còn khiến tài xế rơi vào trạng thái suy kiệt về tinh thần, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vận tải lại chỉ chú trọng đến tiến độ và lợi nhuận, xem nhẹ yếu tố nghỉ ngơi của người lái.
Nhiều vụ việc đau lòng cũng đã xảy ra với chính các tài xế chỉ vì làm việc quá sức. Không ít người đã phải đánh đổi bằng chính mạng sống của mình sau những ca làm việc kéo dài hàng chục giờ đồng hồ không nghỉ ngơi.
Vào tháng 11/20, một tài xế 30 tuổi bất ngờ gặp triệu chứng méo miệng khi đang lái xe. Anh được đồng nghiệp phát hiện và lập tức đưa vào Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP.HCM cấp cứu. May mắn, vẫn trong "giờ vàng" điều trị, anh được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc để làm tan cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu. Người tài xế này đã hồi phục sau một ngày điều trị.
Một trường hợp khác là tài xế xe buýt 43 tuổi tại TP.HCM, bất ngờ lên cơn co giật, ngất lịm ngay khi đang chờ đèn đỏ. Dù được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay sau đó nhưng người này không qua khỏi.
Đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp gặp vấn đề về sức khỏe khi phải lái xe liên tục nhiều giờ đồng hồ. Từ đó, sức khỏe của tài xế khi lái xe càng được quan tâm, đặc biệt đối với các tài xế kinh doanh vận tải.
Bài học từ quốc tế
Tình trạng buồn ngủ khi điều khiển phương tiện là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Nhiều tài xế rơi vào trạng thái mất tập trung, lơ mơ, thậm chí ngủ gật ngay sau vô lăng, dẫn đến những sự cố nghiêm trọng. Không chỉ riêng Việt Nam, hiện tượng này còn phổ biến trên toàn thế giới, với hàng nghìn vụ tai nạn mỗi năm bắt nguồn từ việc người lái rơi vào trạng thái mệt mỏi cực độ trong lúc tham gia giao thông.
Do đó, quy định về thời gian lái xe, dừng nghỉ của tài xế taxi, xe buýt hay ôtô tải đã được nhiều nước bổ sung từ lâu nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện, vận chuyển hành khách.
Luật An toàn Giao thông Đường bộ ở Trung Quốc quy định tài xế không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Sau mỗi lượt lái, người điều khiển ôtô bắt buộc dừng xe, nghỉ ngơi tối thiểu 20 phút. Thời gian lái xe trong ngày không vượt quá 8 giờ.
Nếu vi phạm, người điều khiển ôtô, cá nhân hoặc tổ chức sở hữu xe đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. Mức phạt hành chính dao động 200-2.000 NDT. Người vi phạm cũng bị trừ điểm giấy phép lái xe và bắt buộc tham gia khóa học an toàn giao thông.
Tại Mỹ, theo Cục Quản lý An toàn Vận tải Cơ giới Liên bang (FMCSA), thời gian làm việc liên tục, thời gian nghỉ của tài xế sẽ khác nhau tùy mô hình vận chuyển. Cụ thể, tài xế chỉ được làm việc liên tục 10 giờ nếu đã nghỉ ngơi trong 8 giờ trước đó. Trong khi tài xế vận chuyển hàng hóa bắt buộc nghỉ liên tục 10 giờ trước khi lái xe liên tục 11 giờ. Sau mỗi 8 giờ, người điều khiển phương tiện phải dừng, nghỉ ít nhất 30 phút. Tài xế cũng không được làm việc quá 60h/tuần 7 ngày hoặc 70h/tuần 8 ngày.
Tại châu Âu, Quy định EC của Liên minh châu Âu (EU) bắt buộc tài xế chỉ được lái xe liên tục dưới 4,5 giờ. Thời gian dừng xe/tạm nghỉ tối thiểu 45 phút. Tài xế chỉ được lái xe tối đa 9h/ngày và tổng thời gian lái xe trong tuần không vượt quá 56 giờ.
Việc quy định rõ ràng thời gian làm việc và nghỉ ngơi của tài xế không chỉ là yêu cầu pháp lý, mà còn là giải pháp thiết yếu nhằm bảo vệ sức khỏe người cầm lái và nâng cao mức độ an toàn trên mỗi hành trình. Tuy nhiên, để các quy định này phát huy hiệu quả thực chất, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa ý thức chấp hành của từng cá nhân tài xế và trách nhiệm quản lý, giám sát từ phía các doanh nghiệp vận tải.