Khai mạc Phiên họp thứ tư của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kha XIV
Chính trị - Ngày đăng : 17:38, 03/10/2016
Quang cảnh Phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Phiên họp thứ tư được tổ chức hai đợt. Đợt 1 diễn ra từ ngày 3-6/10; đợt 2 từ ngày 17/10 đến sáng 18/10.
Chiều 18/10 và ngày 19/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chuẩn bị những nội dung hoàn tất cho việc khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV dự kiến vào ngày 20/10.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phiên họp thứ tư tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng.
Thứ nhất là cho ý kiến về việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV.
Thứ hai là cho ý kiến về hai dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai, gồm: Luật Quy hoạch sửa đổi (cho ý kiến lần thứ hai) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.
Thứ ba là cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ, trong đó chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2017; Kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 và mục tiêu định hướng huy động sử dụng vốn vay, quản lý nợ công 2016-2020.
Thứ tư là cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán năm 2017 của Kiểm toán Nhà nước.
Thứ năm là cho ý kiến về các báo cáo giám sát. Báo cáo giám sát việc thực hiện các kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Báo cáo kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của Quốc hội năm 2016; Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-20 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Thứ sáu, nghe Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân năm 2016.
Thứ bảy, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề Hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về phát triển khoa học-công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2005-20 và định hướng phát triển giai đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ, công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo.
Thứ tám, cho ý kiến về hai dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong đó ban hành quy chế quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một số nội dung liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội. Văn bản thứ hai là quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chủ tịch nước.
Thứ chín, tiến hành phê chuẩn nhân sự Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo về một số nội dung như sau:
Thứ nhất, Thường trực Ủy ban Tài Chính-Ngân sách của Quốc hội đề nghị bổ sung nội dung cho ý kiến về Báo cáo công tác năm 2016 của Kiểm toán Nhà nước. Đây là một nội dung gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu tài liệu kết hợp thảo luận tại kỳ họp. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị kỳ họp còn nhiều nội dung cần cho ý kiến, trong khi thời gian cho phiên họp có hạn nên đề nghị giao Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước phối hợp hoàn chỉnh lại các báo cáo trình Quốc hội. Trong trường hợp có những nội dung cần thiết phải xin ý kiến thì Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản.
Thứ hai, Nghị quyết 98 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016, Chính phủ sẽ trình Quốc hội về Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020 và đến nay cả Chính phủ và Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đều có đề nghị bổ sung Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn này để trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai. Vì vậy, xin phép Ủy ban thường vụ Quốc hội cho bổ sung nội dung này và sẽ báo cáo thảo luận cùng với nội dung thảo luận về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước vào đợt hai của Phiên họp thứ tư (ngày 17-18/10), Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thứ ba, theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2016, tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) nhưng Chính phủ có đề nghị chương trình dự án luật này chưa đưa ra tại kỳ họp thứ hai mà để đến sau khi tổng kết Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, để có cơ sở đầy đủ đảm bảo dự án luật khi trình ra Quốc hội đã được tổng kết một cách nghiêm túc, toàn diện và phù hợp thực tiễn, đi vào cuộc sống. Vì vậy xin phép Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rút dự án luật ra khỏi chương trình của Phiên họp thứ tư.
Thứ tư, Chính phủ đề nghị bổ sung hai dự án luật vào chương trình của Phiên họp thứ tư để Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Thứ nhất là Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Về đề nghị của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã báo cáo, tới chiều tối 29/9 mới nhận được tài liệu dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; chiều 30/9, mới nhận được dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư và kinh doanh.
Căn cứ theo quy định, đối với những dự án, dự thảo trình Quốc hội, chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc Kỳ họp, cơ quan chuẩn bị dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ đầy đủ đến cơ quan của Quốc hội để thẩm tra và cơ quan tham gia thẩm tra tiến hành thẩm tra.
Trong khi đó, từ nay đến ngày khai mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV chỉ còn 17 ngày. Như vậy, theo luật là không đảm bảo thời gian để các cơ quan tham gia, phối hợp thẩm tra làm việc theo quy định của luật.
Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị và xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đối với dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chuẩn bị kịp và đánh giá chất lượng dự án luật đảm bảo đủ điều kiện trình tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV thì bố trí Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào phiên họp sáng 6/10, đồng thời sẽ lùi việc thảo luận 2 dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội sang phiên họp thứ năm.
Còn đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư và kinh doanh thì qua xem xét sơ bộ hồ sơ của Chính phủ, dự án luật này dự kiến sẽ sửa đổi bổ sung 12 luật hiện hành. Đây là dự án luật sửa đổi bổ sung 12 luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có 6 lĩnh vực thuộc lĩnh vực của Ủy ban Kinh tế theo dõi và chủ trì thẩm tra, là: Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật khoáng sản, Luật đầu thầu, Luật quy hoạch đô thị.
Có hai dự thảo luật thuộc Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, là Luật xây dựng và Luật bảo vệ môi trường, có 1 luật thuộc lĩnh vực Ủy ban Tài chính ngân sách-Luật quản lý thuế.
Có 2 luật thuộc lĩnh vực của Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng đó là: Luật quảng cáo, Luật điện ảnh.
Một lĩnh vực của Ủy ban Pháp luật đó là Luật nhà ở. Vì vậy, trong quá trình thẩm tra đối với dự án luật này đòi hỏi mất khá nhiều nhiều thời gian, khó đảm bảo cho các Ủy ban vừa chủ trì vừa phối hợp để hoàn tất những nội dung thẩm tra, trình ra Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ tư.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh vì liên quan đến 12 luật, nhiều cơ quan chủ trì, thẩm tra và phối hợp thẩm tra do đó đề nghị Ủy ban thường vụ cho ý kiến về mặt thời gian. Tuy nhiên, trên tinh thần đảm bảo đúng thủ tục quy trình, đảm bảo chất lượng, nếu chuẩn bị kịp thì Ủy ban thường vụ cho ý kiến vào đợt hai của Phiên họp thứ tư.
Đối với Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, mặc dù được đưa vào trong chương trình dự kiến nhưng thời điểm này Chính phủ chưa gửi hồ sơ, tài liệu về dự thảo nghị quyết nên không có cơ sở đưa nội dung vào chương trình. Mặt khác, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến giảm bớt việc Quốc hội ban hành nghị quyết để sửa luật, mà có thể ban hành luật để sửa các điều khoản của các luật thuế. Trên tinh thần đó, Chính phủ đang chỉ đạo chuẩn bị có thể ra luật này.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã điều hành phiên họp buổi sáng.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trình bày Tờ trình về Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/20/QH13. Tiếp đó, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/20/QH13.
Bộ luật Hình sự năm 20 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 10, ngày 27/11/20, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi hành Bộ luật và Nghị quyết số 109/20/QH13 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 20, qua phản ánh của cử tri, báo chí về một số sai sót của Bộ luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Uỷ ban Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và các cơ quan hữu quan tích cực, khẩn trương rà soát tổng thể các quy định của Bộ luật Hình sự năm 20 để phát hiện đầy đủ những sai sót và đề xuất phương án khắc phục, bảo đảm áp dụng thống nhất. Kết quả rà soát đã được báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Trong quá trình xây dựng dự án Luật, có hai cách tiếp cận khác nhau về quan điểm sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 20.
Cách tiếp cận thứ nhất cho rằng trên cơ sở kết quả rà soát Bộ luật Hình sự năm 20 của Tổ công tác liên ngành do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chủ trì, ý kiến đề xuất của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan và với quy mô của một Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 20 thì nên xác định quan điểm sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự lần này là: Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung ở mức tối đa những quy định của Bộ luật Hình sự năm 20 có lỗi kỹ thuật đã được phát hiện và những nội dung rõ ràng là chưa hợp lý hoặc có thể khó áp dụng trên thực tế liên quan đến một số chính sách cụ thể được thể hiện trong một số điều luật của Bộ luật Hình sự năm 20 nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, logic trong các quy định của Bộ luật Hình sự, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật cũng như bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Thứ hai, không làm thay đổi những chính sách lớn của Bộ luật Hình sự đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và không đặt ra vấn đề mới dẫn đến việc phải sửa đổi, bổ sung các luật khác đang được lùi hiệu lực thi hành cùng Bộ luật Hình sự năm 20; thứ ba, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của cần phải tiếp tục góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Theo cách tiếp cận thứ hai thì cần xác định quan điểm sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự lần này là khắc phục triệt để những điểm chưa hợp lý của Bộ luật Hình sự năm 20, thậm chí là có thể sửa đổi căn bản, toàn diện Bộ luật, trong đó giải quyết một cách đồng bộ các vấn đề liên quan đến việc lượng hóa các tình tiết mang tính định tính trong Bộ luật, nhất là các mức định lượng về hậu quả (tính mạng, sức khỏe, tài sản), cũng như xử lý một cách cơ bản các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại mà một trong những vấn đề cốt lõi là mối quan hệ giữa việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại với khái niệm tội phạm, phân loại tội phạm; mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại với trách nhiệm hình sự của cá nhân...
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, các đại biểu thống nhất với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp tán thành với loại ý kiến thứ nhất; đồng thời cho rằng, đối với nhiều chính sách hình sự đã được Bộ Chính trị cho ý kiến, Quốc hội thông qua, các chính sách nhân đạo, tiến bộ mới được đưa vào Bộ luật Hình sự năm 20 thì không đặt vấn đề xem xét, sửa đổi lần này mà cần phải qua quá trình thi hành để tổng kết, đánh giá mới xác định được tính hiệu quả và tiến hành nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung.
Dự án Luật lần này chỉ tập trung sửa đổi những quy định rõ ràng có sai sót dẫn đến bỏ lọt tội phạm (các điều luật bỏ trống mức định lượng), hoặc có thể dẫn đến tùy tiện trong áp dụng (các điều luật có quy định trùng mức định lượng, cùng một đối tượng tác động nhưng lại quy định ở các điều luật khác nhau mà không có quy định loại trừ), hoặc thiếu nhất quán về chính sách hình sự (chủ yếu các điều luật ở Phần chung của Bộ luật), hoặc chưa phân hóa tội phạm (tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội khác xa nhau nhưng khung hình phạt gần như nhau; thiếu thống nhất về nguyên tắc tính tỷ lệ tổn thương cơ thể )...
Tuy nhiên, việc sửa đổi phải bảo đảm là đã khắc phục hết được những sai sót nêu trên, tránh tình trạng sau khi thi hành lại tiếp tục phát hiện có sai sót.
Bên cạnh đó, cũng cần phải nghiên cứu để sửa đổi các điều luật có quy định chưa rõ về nội dung, mâu thuẫn với luật chuyên ngành, sai hoặc không phù hợp về kỹ thuật lập pháp; gây khó khăn trong xử lý tội phạm, thiếu tính dự báo… để bảo đảm tính thống nhất của cả Bộ luật cũng như với các đạo luật khác.
Ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng: "Về phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, thống nhất ý kiến thứ nhất là không mở rộng phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật, chỉ sửa những điều cần thiết như phương án Chính phủ trình là 141 điều luật.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật cho rằng, dù dự án luật được sửa đổi theo loại ý kiến thứ nhất nhưng phạm vi sửa đổi, bổ sung vẫn còn rất lớn, có nhiều nội dung mới, như vậy không thống nhất với nguyên tắc nêu trong Tờ trình là sửa đổi, bổ sung khắc phục những sai sót về mặt kỹ thuật và một số sai sót về mặt nội dung để đảm bảo sự thống nhất cao trong thực thi. Do đó, đề nghị tiếp tục rà soát để thu hẹp 141 điều lại, như vấn đề "pháp nhân thương mại" quy định trong phần chung không nhất thiết có đến 8 điều với 16 nội dung quy định về pháp nhân thương mại...".
Về trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi (khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự năm 20 - khoản 2 Điều 1 của dự thảo Luật), đa số ý kiến tán thành với loại ý kiến thứ nhất của Chính phủ. Theo đó, không xử lý hình sự hành vi “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác”, “hiếp dâm”, “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng với những lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Những trường hợp này sẽ được xử lý bằng các biện pháp giáo dục khác, giúp người phạm tội phát triển lành mạnh và tạo điều kiện cho tương lai của người chưa thành niên phạm tội.
Quy định này bảo đảm phù hợp với chính sách nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng và quan điểm xuyên suốt trong các Bộ luật hình sự từ trước đến nay của Nhà nước ta.
Về bổ sung chất ma túy, cây có chứa chất ma túy mới xuất hiện vào Bộ luật Hình sự, đa số ý kiến Uỷ ban Tư pháp tán thành với quan điểm của Chính phủ về việc bổ sung chất ma tuý XLR-11 (được tẩm trong cỏ Mỹ) thuộc danh mục II và lá cây Khát (có chứa chất ma túy Cathinone) thuộc danh mục I quy định tại Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.
Tại phiên họp, các ý kiến đều đồng tình cho rằng, thực tiễn đấu tranh phòng, chống ma túy ở nước ta cho thấy tội phạm về ma túy diễn biến rất phức tạp, khó lường; thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt như tẩm các chất ma túy vào tem giấy, bóng bay (ma túy tem, bóng cười…) gây hậu quả rất nghiêm trọng, đòi hỏi phải xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Trong khi đó, những chất ma túy mới trên thế giới lại nhanh xuất hiện. Do đó, để bảo đảm chủ động, linh hoạt trong đấu tranh với tội phạm về ma túy, thì cần phải có quy định mang tính dự báo làm cơ sở cho việc xử lý tội phạm khi phát hiện vật thể hoặc loại cây mới có chứa chất ma túy mà không phải sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ, tránh việc lạm dụng thì dự thảo Luật cần quy định rõ trong điều khoản "quét" là: "Các chất ma túy khác được Chính phủ quy định trong danh mục chất ma túy và tiền chất theo quy định của Luật phòng, chống ma túy."
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh Võ Trọng Việt cho rằng mỗi loại ma túy mới ra đời thâm nhập vào thị trường là cả một quá trình hằng năm, do đó nên có một khung cơ động để xử.
Về việc bổ sung quy định giám định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích chất ma túy làm cơ sở cho việc xử lý hình sự, trong điều kiện hiện nay nên chọn hàm lượng để quy ra tội rất nghiêm trọng với hình phạt nặng 20 năm, chung thân hoặc tử hình, không nên quy định việc xác định hàm lượng cho tất cả mọi tội.
Ông Võ Trọng Việt đề xuất không quy định thì khó khi xét xử còn quy định thì khó thực thi. Hàm lượng, định lượng không đưa vào luật thì sau này quy định xét xử và ranh giới giữa tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là rất khó khăn. Vì vậy cần cân nhắc cách đưa vào luật thế nào để đáp ứng được cả hai yêu cầu.
Ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cho rằng mặc dù có danh mục "quét" nhưng rất cần phải được quy định cụ thể ở từng khung của điều luật tương ứng. Còn nếu chỉ có 1 câu "quét" chung trong điều luật thì khi xác định khung hình phạt, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ bị "tắc" không xác định được khung hình phạt.
Chiều 3/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.