Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam v Hoa Kỳ
Chính trị - Ngày đăng : 14:57, 29/05/2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ
Đây là chuyến thăm chính thức tới Hoa Kỳ đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng Chính phủ và là tiếp xúc đầu tiên giữa một lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump kể từ khi cả hai nước có Ban Lãnh đạo mới.
Việt Nam-Hoa Kỳ: Đạt được nhiều kết quả tích cực trên mọi lĩnh vực
Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995, trao đổi Đại sứ đầu tiên vào tháng 7/1997, mở Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco vào tháng 11/1997. Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ thời gian qua đã đạt được những bước phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực kể từ khi hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện (tháng 7/2013) trên cơ sở tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị và con đường phát triển của nhau vì lợi ích của hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển của khu vực. Cụ thể:
Hai bên tăng cường trao đổi đoàn các cấp. Phía Việt Nam thăm Hoa Kỳ có: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 7/20); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (tháng 9/20); Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Đại hội đồng Liên hợp quốc (tháng 9/20); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ (tháng 2/2016)… Phía Hoa Kỳ cử nhiều đoàn thăm Việt Nam: Tổng thống Barack Obama (tháng 5/2016); Ngoại trưởng John Kerry (tháng 1/2017); Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter (tháng 6/20)…
Những năm qua, Hoa Kỳ trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng liên tục ở mức 20%/năm trong những năm gần đây. Hoa Kỳ tuy nhập siêu song tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Việt Nam tăng nhanh ở mức 77%/năm (gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ), xuất siêu về dịch vụ. Hoa Kỳ xếp thứ 8/112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với 8 dự án, tổng vốn đăng ký 10,07 tỷ USD.
Từ ngày 27-28/3 vừa qua, hai bên đã tái khởi động cuộc họp kỹ thuật của Hội đồng Hiệp định khung về thương mại và đầu tư song phương.
Hai bên tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hải dương học, công nghệ không gian.
Về hợp tác y tế, môi trường, biến đổi khí hậu, nhân đạo, trong chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama (tháng 5/2016), hai bên đã ra hai Công bố chung về Đối tác Việt Nam-Hoa Kỳ trong lĩnh vực Biến đối khí hậu và Đối tác Việt Nam-Hoa Kỳ trong lĩnh vực chống buôn bán động thực vật hoang dã. Theo đó, phía Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ 60 triệu USD trong 5 năm cho Việt Nam để ứng phó với biến đổi khí hậu và 10 triệu USD trong năm 5 năm để phòng, chống buôn bán động thực vật hoang dã.
Hợp tác về giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân trên đà phát triển tích cực. Hiện Việt Nam có hơn 31.000 sinh viên, thực tập sinh đang theo học tại Hoa Kỳ, đứng đầu trong số các nước Đông Nam Á, đứng thứ sáu trong số các nước có nhiều du học sinh tại Hoa Kỳ. Hai bên tích cực triển khai dự án Đại học Fulbright tại Việt Nam; bước đầu triển khai Chương trình Hòa bình, cho phép các tình nguyện viên Hoa Kỳ vào dạy tiếng Anh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Việt Nam-Hoa Kỳ tăng cường phối hợp trong nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương mà cả hai nước là thành viên như: Liên hợp quốc; Diễn đàn khu vực ASEAN; Hội nghị cấp cao Đông Á; Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và các đối tác, trong đó có vấn đề an ninh hàng hải, Biển Đông, củng cố đoàn kết và đề cao vai trò trung tâm của ASEAN, triển khai đối tác chiến lược Hoa Kỳ- ASEAN...
Hai bên phối hợp trong các vấn đề toàn cầu như ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, năng lượng và nguồn nước, chống tội phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt...
Hai bên tiếp tục duy trì đối thoại hàng năm về nhân quyền, với tinh thần thẳng thắn, xây dựng, không để những tồn tại, khác biệt cản trở đà phát triển quan hệ hai nước; đã phối hợp tổ chức tốt vòng Đối thoại Nhân quyền lần thứ 20 tại Washington DC và vòng đối thoại lần thứ 21 đang diễn ra tại Hà Nội.
Hoa Kỳ mong muốn thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương với Việt Nam
Theo Thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Hoa Kỳ mong chờ thảo luận với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 31/5 tới về những biện pháp tăng cường "quan hệ song phương" và thúc đẩy "hợp tác khu vực” với một trong những đối tác quan trọng của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Thông báo cho thấy Hoa Kỳ không chỉ quan tâm phát triển quan hệ song phương mà còn mong muốn thúc đẩy hợp tác đa phương với Việt Nam.
Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam và Nhà Trắng (Hoa Kỳ) ra thông cáo về chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trưa 23/5 (giờ Hoa Kỳ) hai đồng Chủ tịch Nhóm ASEAN (ASEAN Caucus) của Quốc hội Hoa Kỳ là Ann Wagner (Đảng Cộng hòa - bang Missouri) và Joaquin Castro (Đảng Dân chủ - bang Texas) đã ra tuyên bố chào mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới thăm Hoa Kỳ; bày tỏ sự coi trọng đối tác Việt Nam, đồng thời tin tưởng chuyến thăm sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ nói riêng và hợp tác vì một châu Á-Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng nói chung.
Thượng Nghị sỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Hoa Kỳ ngày /5 cũng đã có Thư gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh chuyến thăm và cho rằng chuyến thăm là bước quan trọng tăng cường liên kết giữa hai dân tộc và là một ưu tiên đối với Hoa Kỳ.
Thượng Nghị sỹ John McCain cũng đánh giá quan hệ đối tác giữa hai nước đã phát triển thực chất kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao và ngày nay đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Nhìn lại những diễn biến trong gần một năm qua, có thể thấy mong muốn trên của Hoa Kỳ là có cơ sở, thể hiện sự coi trọng của Hoa Kỳ đối với mối quan hệ với Việt Nam trên cả bình diện song phương và đa phương.
Cụ thể, trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hồi tháng 4, Cố vấn Hội đồng An ninh quốc gia Herbert Raymond McMaster đã chuyển thư của Tổng thống Donald Trump mời Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm Hoa Kỳ.
Theo một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) từ Hoa Kỳ, việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên thăm Hoa Kỳ sau khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống của Hoa Kỳ sẽ không chỉ làm tăng “uy tín ngoại giao và vai trò” của Việt Nam.
Cũng trong tháng Tư, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence xác nhận Tổng thống Donald Trump sẽ tham dự một loạt các Hội nghị cấp cao ở khu vực, trong đó có Tuần lễ cấp cao APEC tại Việt Nam.
Ông Mike Pence cho rằng Tổng thống Mỹ có mặt tại các hội nghị này "là dấu hiệu cho thấy cam kết mạnh mẽ của chúng tôi nhằm xây dựng những nền tảng vững chắc mà chúng ta cùng chia sẻ”.
Như vậy, Hoa Kỳ có nhu cầu phát triển quan hệ với Việt Nam trong khi Việt Nam cũng có nhu cầu phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, không chỉ vì lợi ích của mỗi nước mà còn vì lợi ích, vì hòa bình, ổn định của khu vực.
Ông Anthony Nelson, Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình dương tại Tập đoàn Tư vấn Albright Stonebridge tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục là một đối tác rất quan trọng của Hoa Kỳ.
Cùng với lịch sử và quan hệ nhân dân giữa hai nước, ông Anthony Nelson cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có cùng quan tâm trong nhiều vấn đề khu vực và có rất nhiều lĩnh vực hợp tác.
Đêm 28/5 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao Chính phủ Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ từ ngày 29-31/5. Tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Công An, Thượng tướng Tô Lâm; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Tham gia Đoàn còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh; Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh; Đại sứ Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Nga; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh và Trợ lý Thủ tướng Chính phủ Bùi Huy Hùng. Trong thành phần Đoàn còn có hai đại biểu Quốc hội là các ông Vũ Hải Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; ông Dương Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. |