Lễ hội Cầu ngư ở Đ Nẵng được cng nhận l Di sản Văn ha phi vật thể quốc gia

Văn ha - Du lịch - Ngày đăng : 13:48, 20/02/2019

Sáng 20/2, ngư dân Đ Nẵng tưng bừng khai mạc Lễ hội Cầu ngư truyền thống 2019, buổi lễ diễn ra trong khng khí trang nghiêm với mong ước một năm mưa thuận gi ha, tm cá đầy khoang.

Từ sáng sớm tại phường Thanh Khê Đông (Q. Thanh Khê, Đà Nẵng) đã diễn ra lễ hội Cầu ngư tại TP Đà Nẵng. Lễ hội cầu ngư còn được gọi là lễ hội cá Ông, một nghi lễ được các ngư dân tổ chức hàng năm nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, đánh bắt được nhiều mẻ cá lớn.

Mở đầu là lễ nghinh thần (rước thân) cá Ông ở bãi biển đường Nguyễn Tất Thành. Lễ được các ngư dân tổ chức thành kính và long trọng, nhằm cầu mong cho một năm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa và đánh bắt được nhiều tôm cá.

Lễ hội cầu ngư nhằm mục đích “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ đến các vị thần biển đã phù hộ giúp ngư dân vượt qua khó khăn, tai ương trên biển và thắt chặt thêm tình đoàn kết gắn bó giữa các ngư dân với nhau. Lễ hội được diễn ra trong hai ngày. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian truyền thống của ngư dân cũng được diễn ra rất sôi nổi như biểu diễn hát tuồng, hát bài chòi, hò khoan kéo cá…

Lễ hội Cầu ngư ở Đà Nẵng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng (ngoài cùng bên phải) trao Bằng chứng nhận “Lễ hội Cầu ngư tại thành phố Đà Nẵng” là Di sản văn hóa phi vật thể nằm trong danh mục Quốc gia

Từ bao đời này, người miền biển tin rằng, lễ tế được tổ chức càng tôn nghiêm bao nhiêu thì thần linh sẽ phù hộ cho một năm tôm cá đầy khoang ra khơi an toàn bấy nhiêu.

Trong hệ tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng biển, các thần linh biển cả được thờ phụng rất phong phú, bao gồm cả những vị thần hữu hình và những vị thần vô hình. Một trong những vị thần hữu hình đó là thần Nam Hải, lấy hình tượng từ Cá Ông, tức loài cá voi. Và lễ hội Cầu ngư cũng bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông ấy.

Các người dân vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng quan niệm, ngư Ông không chỉ là một vị thần biển - ân nhân của người đi biển, mà còn là vị thần liên quan đến sự hưng thịnh của cộng đồng làng biển. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm, gắn với niềm tin và ước vọng được thần hộ trì cho làng vạn “tấn tài, tấn lợi, tấn bình an”.

Đặc biệt, tại lễ hội lần này đã diễn ra Lễ vinh danh “Lễ hội Cầu ngư tại thành phố Đà Nẵng” là di sản văn hóa phi vật thể nằm trong Danh mục Quốc gia theo Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ông Huỳnh Văn Hùng – Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Đà Nẵng cho biết, Lễ hội Cầu ngư không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa dân gian đặc sắc, mang tính vùng miền của ngư dân mỗi địa phương có di sản, mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy sự đa dạng của bản sắc văn hóa dân tộc, là cơ hội phát huy giá trị văn hóa biển Việt Nam.

Sau đây là một số hình ảnh về Lễ hội Cầu ngư truyền thống của ngư dân Đà Nẵng:

Lễ hội Cầu ngư ở Đà Nẵng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ nghinh thần bắt đầu từ khi mặt trời bắt đầu ló dạng

Lễ hội Cầu ngư ở Đà Nẵng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Lão niên khấn bái cá Ông, mong một năm mới mưa thuận gió hòa

Lễ hội Cầu ngư ở Đà Nẵng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Kiệu rước nghinh thân cá Ông từ biển lên đất liền

Lễ hội Cầu ngư ở Đà Nẵng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê (Đà Nẵng) năm 2019.

Lễ hội Cầu ngư ở Đà Nẵng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Hát chèo Bả trạo đưa linh, ca ngợi công đức của cá Ông cứu người.

Hải Định