Thng qua Luật Cng an nhân dân: Bộ Cng an c khng quá 199 tướng

Chính trị - Ngày đăng : 11:22, 20/11/2018

Với 416 đại biểu tán thnh, chiếm 85,77% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết, sáng nay (20/11), Quốc hội đã thng qua Luật Cng an nhân dân sửa đổi gồm 7 chương, 46 Điều.

Thông qua Luật Công an nhân dân: Bộ Công an có không quá 199 tướng

Các đại biểu Quốc hội nhấn nút biểu quyết thông qua Luật Công anh nhân dân (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, sáng ngày 20/11, các đại biểu Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Công an nhân dân (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành nội dung làm việc.

Trước khi tiến hành biểu quyết, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi). Theo đó, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 6 về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua. Cụ thể:

Về hệ thống tổ chức của Công an nhân dân (Điều 17): Xác định xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy phải có lộ trình thực hiện để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và đồng bộ với việc thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nhân sự, cơ sở vật chất, điều kiện chính quy Công an xã, thị trấn. Dự thảo Luật đã giao Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy (khoản 2 Điều 17) và điều khoản chuyển tiếp (Điều 46) để bảo đảm lộ trình thực hiện và tính khả thi. Đối với lực lượng Công an xã bán chuyên trách, sẽ tiếp tục được sử dụng tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở để tránh lãng phí nguồn nhân lực tại chỗ.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi)

Về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân (Điều 25): UBTVQH đã chỉ đạo rà soát quy định số lượng vị trí từng cấp tướng; nguyên tắc, tiêu chí xác định vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng. Đối với đơn vị đã rõ và thực hiện ổn định trên cơ sở kế thừa Luật CAND năm 2014 thì quy định cụ thể ngay trong Luật. Đối với đơn vị mới được hình thành sau khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy thì việc xác định cấp bậc hàm cấp tướng trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí và giao UBTVQH quy định.

Về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan CAND, Luật nêu rõ, cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau: Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an. Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an, số lượng không quá 6. Trung tướng: Số lượng không quá 35. Thiếu tướng: Số lượng không quá 7.

Về biệt phái sĩ quan Công an nhân dân (Điều 29): Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này. Đối với luân chuyển sĩ quan nhằm mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có hai trường hợp: trường hợp luân chuyển trong nội bộ ngành công an được thực hiện thông qua điều động, các chế độ, chính sách được thực hiện theo quy định của Luật này; trường hợp luân chuyển ra ngoài ngành công an được thực hiện theo các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo Luật.

Ngoài các nội dung trên, UBTVQH đề nghị cho bỏ Điều 45 (quy định sửa đổi) tại dự thảo Luật để Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến tổ chức, bộ máy; đồng thời đã chỉ đạo rà soát, tiếp thu ý kiến ĐBQH, chỉnh lý một số nội dung cụ thể trong dự thảo Luật để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và chỉnh lý kỹ thuật văn bản, sắp xếp lại các nội dung cho phù hợp.

Sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công an nhân dân ( sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật với 416 đại biểu tán thành, chiếm 85,77% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết.

Luật Công an nhân dân (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV  gồm 7 chương, 46 Điều. Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm điều kiện hoạt động, chế độ, chính sách đối với Công an nhân dân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Luật Công an nhân dân số 73/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Ngọc Mai