Thủ tướng: Khng để vỡ trận, lây lan dịch trong cộng đồng ở mức độ cao

Chính trị - Ngày đăng : 16:54, 03/04/2020

Cho biết mục tiêu đưa ra l khng để vỡ trận, lây lan dịch trong cộng đồng ở mức độ cao, nhiều ca, c thể dẫn tới phá vỡ hệ thống cơ sở điều trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, cần thực hiện nghiêm hơn Chỉ thị 16.

Thủ tướng: Không để vỡ trận, lây lan dịch trong cộng đồng ở mức độ cao

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để vỡ trận, lây lan ra cộng đồng ở mức độ cao có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống cơ sở vật chất phòng và điều trị bệnh. 

Chiều nay (3/4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe cách ly trong xã hội.

Thực hiện nghiêm, nhưng không vận dụng sai

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng thông tin nhiều nước đang triển khai các biện pháp rất mạnh mẽ, quyết liệt trong chống dịch. Như sáng nay, Thủ tướng Thái Lan ra lệnh giới nghiêm; một số nước ra lệnh phong tỏa; Nga đưa ra chế tài, phạt rất nặng...

Nhấn mạnh không làm suy giảm tinh thần của Chỉ thị 16, Thủ tướng nêu rõ không để tác động của tình hình kinh tế làm thay đổi tinh thần của Chỉ thị 16 mà cần thực hiện nghiêm hơn.

Theo Thủ tướng, có một số địa phương vận dụng Chỉ thị 16 còn máy móc, có điểm sai, “chúng ta thực hiện nghiêm nhưng không vận dụng sai, hiểu không đúng nghĩa cụm từ cách ly xã hội”. Tinh thần là thực hiện quyết liệt, không được chần chừ.

Mục tiêu đưa ra là không để vỡ trận, lây lan ra cộng đồng ở mức độ cao có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống cơ sở vật chất phòng và điều trị bệnh. Do vậy Chỉ thị 16 mà cần thực hiện nghiêm hơn, phải tuân thủ chốt chặn nguồn lây lan từ bên ngoài, khoanh chặt các ổ dịch bên trong. 

Nhấn mạnh cả hệ thống chính trị đang nỗ lực trong giai đoạn “vàng” ngăn chặn dịch bùng phát, Thủ tướng nêu rõ, đây là giai đoạn cần huy động tổng lực phòng, chống Covid-19. 

Nêu kinh nghiệm của thế giới, Thủ tướng cho biết, nhiều nước đã ra lệnh giới nghiêm, một số nước còn phạt tù nặng nếu công dân vi phạm các quy định chống dịch. Đặc biệt, nơi nào lãnh đạo quan tâm, kiên quyết chống dịch thì sau đó kinh tế phục hồi tốt. Nếu để dịch tràn lan, gây hại lớn thì sau đó kinh tế khó phục hồi, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân. 

Nhắc lại dù Chính phủ đã công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc nhưng Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục thực hiện các phương án, kế hoạch, kịp thời phản ứng trong tình trạng dịch diễn biến xấu. 

Cho biết vừa điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc, trong đó Tổng thống Moon Jae-in có chia sẻ việc test nhanh là biện pháp rất tốt để phát hiện dịch, Thủ tướng đề nghị các thành viên dự họp cho ý kiến xem có nên áp dụng ở Việt Nam hay không, nhất là đối với những thành phố lớn và khi huy động được các nguồn tài trợ.  

Chính phủ đã thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về an sinh xã hội, đang xin ý kiến các cơ quan chức năng để Chính phủ sớm ban hành, góp phần hỗ trợ đời sống của những người khó khăn, người yếu thế, lao động thất nghiệp...

Rà soát được 21.956 người liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, thế giới ghi nhận vượt con số 1 triệu người mắc tại 206 quốc gia, vùng lãnh thổ; Mỹ là quốc gia đầu tiên có số mắc trên 200.000 người, 2 quốc gia có trên 100.000 trường hợp mắc (Italy, Tây Ban Nha); ghi nhận 53.200 trường hợp tử vong, trong đó 10 quốc gia có trên 1.000 trường hợp tử vong.

Tính đến 11h hôm nay, tại Việt Nam ghi nhận 233 trường hợp mắc, trong đó 42 trường hợp liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai (27 trường hợp là nhân viên Công ty Trường Sinh); 16 trường hợp liên quan tới quán Bar Buddha (TPHCM). Trong tổng số ca mắc, số ca phát hiện sau nhập cảnh là 114 (48,9%), số nhập cảnh được phát hiện tại cộng đồng 34 (14,6%), số ca lây nhiễm từ ca bệnh xâm nhập 28 (12%), số ca phát hiện tại cộng đồng 57 (,5%).

Có 85 trường hợp đã khỏi bệnh, còn lại 148 bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh; 2 bệnh nhân nặng đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, 46 trường hợp xét nghiệm âm tính lần 1, có 21 ca âm tính lần 2.

Về kết quả rà soát các trường hợp có liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai, đến 18h ngày 2/4, đã rà soát 44.474 người, trong đó có 4.593 bệnh nhân nội trú, 1.299 bệnh nhân ngoại trú (các tỉnh báo về), 30.617 bệnh nhân khám ngoại trú, 7.167 người thân/người chăm sóc bệnh nhân, 145 người làm cho Công ty Trường Sinh và 653 người khác có liên quan. Các trường hợp này đã được các địa phương giám sát, thực hiện cách ly tại nhà hoặc tập trung cho một số đối tượng.

Riêng đối với Hà Nội, theo số liệu báo cáo của Hà Nội, tính đến thời điểm 12h ngày 2/4, các đơn vị đã rà soát được 21.956 người có yếu tố dịch tễ liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai.

Ban Chỉ đạo cho biết, về biện pháp ngăn chặn các ca xâm nhập: Dừng cấp visa, hạn chế nhập cảnh, cách ly 14 ngày đối với người nhập cảnh… đã ngăn chặn được 918 trường hợp lây lan trong cộng đồng. Chính sách cách ly toàn xã hội về thực chất là giãn cách xã hội được nhiều nước áp dụng để ngăn chặn các trường hợp xâm nhập đã bị bỏ sót (ước tính số bỏ sót cao qua các chu kỳ lây nhiễm có thể lên tới trên 1.500 người). Hầu hết các nước áp dụng khi phát hiện trên 50 trường hợp nhưng khi áp dụng không còn khả năng ngăn chặn. Việt Nam áp dụng khi ca nhiễm dưới 20 trường hợp nhiễm trong một ngày. Chính sách này là phù hợp, kịp thời để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.

Xuân Lan