Đền b đất tại huyện Thường Tín, H Nội: Bãi rác, mương nước cũng được bồi thường?

Nhịp cầu Cng lý - Ngày đăng : 08:49, 23/05/2019

Theo người dân huyện Thường Tín, H Nội, nhiều cán bộ c liên quan tới cng tác giải phng mặt bằng cho dự án cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đã c hnh vi phạm pháp luật để trục lợi cá nhân.

Biến bãi rác thành đất ruộng để nhận đền bù?

Theo đơn thư tố cáo của ông Vũ Minh (thường trú tại thôn Triều Đông, huyện Thường Tín, Hà Nội) gửi đến báo chí và các cơ quan chức năng; Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế, buôn lậu (ký hiệu C03) – Bộ Công an, trong thời gian thực hiện đền bù đất, giải phóng mặt bằng cho dự án cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ trên địa bàn, cán bộ huyện Thường Tín đã để xảy ra hàng loạt sai phạm khiến ngân sách nhà nước bị thất thoát hàng tỉ đồng.

Cụ thể ông Minh cho biết, khu đất rộng khoảng 2.500m2 tại khu vực đồng Bà Xuất (thôn Đông Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín) nằm phía đông đường cao tốc km 194 198 đến khoảng km 199+320 là đất ruộng đã thu hồi theo quyết định 1100 ngày 17/10/1998 của UBND tỉnh Hà Tây làm Cao tốc giai đoạn I, sau đó làm khu đổ rác thải của thôn Đông Duyên. Thế nhưng không hiểu sao lại có 20 hộ dân đứng tên để nhận đền bù tại khu đất này (gồm gia đình các ông (bà) Lương Thị Hiền, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Văn Khương, Ngô Văn Chúc, Ngô Văn Nhân, Nguyễn Thị Hà, Lê Thị Dung, Lê Thị Sơn, Lê Văn Định, Đào Thị Thi, Phùng Văn Quyền, Phùng Văn Hiện, Đào Thị Hoa,... và nhiều người khác trú tại thôn Đông Duyên). Với đơn giá 800.000 đồng/m2, số tiền ngân sách Nhà nước phải chi ra cho diện tích này là trên 2 tỷ đồng.

Đền bù đất tại huyện Thường Tín, Hà Nội: Bãi rác, mương nước cũng được bồi thường?

Khu vực đồng Bà Xuất – nơi nhiều hộ dân được đứng tên nhận đền bù vốn là bãi rác

Một trong số người dân bỗng dưng được nhận đền bù trên bãi rác là ông Lê Văn Định (trú tại thôn Triều Đông, huyện Thường Tín). Theo bảng tổng hợp áp giá bồi thường kèm theo Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 3/4/2017 của UBND huyện Thường Tín, ông Định có tiền bồi thường tại Dự án cao tốc số tiền là 79,13 triệu đồng, số diện tích bị thu hồi là 96,3 m2. Đáng nói, ông Định khẳng định chỉ ký và nhận được số tiền 5,6 triệu đồng là tiền đền bù cho 7m2 đất bị thu hồi tại khu đồng Bà Xuất.

Cũng tại thôn Đông Duyên, người dân cho biết có nhiều hộ dân nhận đền bù trong khi phần giải tỏa không hề lấn vào ruộng, đất của họ. Cụ thể, gia đình bà Ngô Thị Loạn được đền bù 104 triệu đồng, nhưng ruộng của bà Loạn vẫn còn nguyên. Hay như gia đình ông Nguyễn Văn Thao được bồi thường 30 triệu đồng dù dự án không lấn vào đất nhà ông.

Đền bù đất tại huyện Thường Tín, Hà Nội: Bãi rác, mương nước cũng được bồi thường?

Danh sách được đền bù tại khu vực đồng Bà Xuất

Đáng nói, đến cả mương dẫn nước dài chung dài 120m, rộng 7m nằm phía Tây cao tốc hình thành vào năm 2013 tại khu đồng Bà Xuất (thuộc xã Tô Hiệu) do quá trình dồn điền đổi thửa, vốn là đất công, không của hộ cá nhân nào nhưng vẫn được đưa vào để đền bù.

Kê khai 1 đằng, đền bù 1 nẻo

Theo phản ánh của người dân, nhiều hộ gia đình tại địa phương bị kê khai đất sai diện tích và chỉ được nhận 1 phần nhỏ so với số tiền đền bù trên giấy mà họ ký nhận. Khi tiến hành bồi thường đất, UBND huyện Thường Tín đã dự thảo sẵn đơn đề nghị với nội dung xin được bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng trước thời hạn để người dân ký vào nhận tiền. Những ai không ký hoặc thấy khuất tất thì không được nhận tiền (nhiều hộ gia đình quá trình nhận tiền thiếu diện tích từ vài mét đến vài trăm mét vuông như bà Dương Thị Nền, ông Phùng Tiến Chức...).

Cụ thể hộ bà Dương Thị Nền (trú tại thôn Đông Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội) được UBND huyện Thường Tín xác nhận tại bảng tổng hợp áp giá bồi thường kèm theo Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 3/4/2017 có diện tích 322,1 m2 đất hoa mầu. Cuối năm 2017, Ban Giải phóng mặt bằng và gia đình có tiến hành kiểm đếm, lập biên bản đúng với diện tích nêu trên. Nhưng khi chi trả bồi thường gia đình chỉ được chi trả 3m2, còn lại được giải thích là diện tích đất lấn chiếm của UBND xã.

Sau đó gia đình bà Nền có làm đơn lên UBND xã, huyện và cắm biển thông báo với nội dung: Đất bà Dương Thị Nền diện tích 322.1 m2. Tuy nhiên mọi sự cố gắng của bà Nền đều vô ích, bên thi công lén đổ đất, san bằng cả khu vực đất thuộc gia đình bà. Sau 4 lần làm đơn vẫn mất đất, do hoàn cảnh khốn khó, (bà Nền bị ung thư) nên gia đình đành phải nhận 137 triệu tiền bồi thường.

Đền bù đất tại huyện Thường Tín, Hà Nội: Bãi rác, mương nước cũng được bồi thường?

Khu vực ruộng của bà Loạn được kê khai đền bù trong khi không bị lấn chiếm

Về mức đền bù, theo quy định của Nhà nước mỗi m2 đất ruộng là 1 triệu đồng, nhưng thực tế người dân huyện Thường Tín chỉ được nhận 660 nghìn đồng. Người dân thắc mắc lại nhận câu trả lời "trích góp vào quỹ chung". 

Ai sẽ chịu trách nhiệm trước một loạt hành vi có dấu hiệu sai phạm trong công tác giải phóng mặt bằng làm cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ? Chủ tịch UBND huyện Thường Tín sẽ lý giải ra sao về thông tin phản ánh của người dân? Nếu thực sự công tác đền bù gây thất thoát khoản tiền lớn cho ngân sách Nhà nước, những các cán bộ liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng có thể bị xử lý như thế nào? Báo Công lý sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Liên quan đến đơn thư tố cáo của người dân huyện Thường Tín đối với dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ giai đoạn II, mới đây, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã tiếp nhận đơn và chuyển đơn trực tiếp đến Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trường Giang