“Bình” mới, “rượu” c mới?

Chính trị - Ngày đăng : 06:45, 13/07/2012

Đề án thnh lập Tổng cục Quản lý v giám sát vốn v ti sản nh nước tại DN đã được Bộ Ti chính trình Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi Tổng cục được thành lập, Bộ Tài chính sẽ cử cán bộ xuống làm việc tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nhằm giám sát phần vốn của Nhà nước tại DN. Việc thành lập cơ quan này, theo Bộ Tài chính, là một trong những biện pháp nhằm tăng cường quản lý giám sát DNNN.

Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết: Vốn chủ sở hữu trong DN và các tập đoàn là khá lớn, khoảng 653.000 tỷ đồng. Trong khi khu vực ngoài nhà nước sử dụng nguồn vốn của chủ đầu tư sẽ chịu sức ép lãi đầu tư, thì theo cơ chế hiện nay, lợi tức sau thuế của số tiền này được để lại DNNN để tái đầu tư. Có năm, số tiền này lên đến gần trăm ngàn tỷ đồng.

“Bình” mới, “rượu” có mới?

Không chỉ vốn Nhà nước tại DN mà các khoản vốn vay cũng sẽ được giám sát chặt. (Ảnh: Minh họa)

Như vậy, khi sử dụng vốn, DNNN lại không bị sức ép về chi phí vốn là chưa bình đẳng. Mặt khác, cơ chế tài chính hiện nay vẫn có điểm để DNNN dựa vào để hoạt động, mà không tính được hiệu quả thực. Chẳng hạn, về cơ chế khấu hao, nhiều DN gặp khó lại giãn khấu hao. Khi tính toán chênh lệch tỷ giá, về nguyên lý thị trường phải tính đủ, thì lại tính không đầy đủ…

Mục tiêu của để án là đảm bảo được nguyên tắc DNNN phải tập trung nguồn vốn chủ sở hữu trên 600.000 tỷ đồng vào những nhiệm vụ quan trọng cốt lõi mà xã hội giao cho. Phải đảm bảo tính bình đẳng, công khai, minh bạch, giám sát thường xuyên kịp thời để phòng chống thất thoát, lãng phí.

Trước đây, Bộ Tài chính từng có Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN nhưng hoạt động không hiệu quả nên từ năm 1999 đã thu nhỏ lại thành Cục Tài chính doanh nghiệp, rồi thành lập thêm Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC và Công ty Mua bán nợ DATC. Vậy, mô hình Tổng cục Quản lý và giám sát vốn và tài sản nhà nước theo đề án có gì khác với các mô hình cũ là điều cần được làm rõ, để tránh tình trạng “bình mới, rượu cũ”.

Một số ý kiến chuyên gia cho rằng, vốn nhà nước chính là vốn của toàn dân, để tổng cục này hoạt động hiểu quả và minh bạch thì nên chăng, cần sớm công khai cơ chế hoạt động, quản lý, giám sát vốn cho toàn dân biết. Và nếu có thể hãy cho toàn dân góp ý xây dựng nên cơ chế quản lý vốn ấy.

Trung Nguyễn