Đừng để tử vong vì sạc điện thoại!
Sức khỏe - Ngày đăng : 12:29, 28/03/2016
"Con gái nhỏ của anh ấy đã thiệt mạng vì sốc điện khi đưa đầu dây sạc pin điện thoại di động vào miệng. Làm ơn chia sẻ thông tin này tới tất cả".
Sự đau khổ hiện rõ trên khuôn mặt của người bố
Có lẽ bất cứ ai khi thấy bức ảnh và đọc được dòng chữ trên đều cảm thấy sót xa vì sự ra đi đang tiếc của cô bé. Đó là lời cảnh tỉnh cho bất cứ ai đang có thói quen cắm sạc điện thoại ở ổ khi đã sạc xong, hoặc cho trẻ nghịch, chơi điện thoại khi đang sạc. Bức ảnh thật sự đã khiến nhiều người phải suy nghĩ lại và thay đổi hành vi của mình ngay lập tức trước khi những điều không may tương tự xảy ra.
Thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do thói quen sử dụng điện thoại khi sạc pin. Điển hình là vụ việc gây chấn động dư luận Trung Quốc xảy ra vào ngày 9/6/20, một cô gái tuổi được phát hiện đã tử vong sau khi vừa dùng điện thoại vừa sạc pin.
Nạn nhân là Tiểu Mỹ ( tuổi), đến từ thành phố Phổ Giang (Trung Quốc). Trước đó, cô đã dùng sạc của iPad để sạc điện cho chiếc iPhone 6 của mình. Thế nhưng, một lúc sau mọi người lại phát hiện ra cô chết ngay dưới sàn nhà với chiếc điện thoại bên cạnh.
Cách đó 3 ngày, ngày 6/6, báo chí Thái Lan đồng loạt đưa tin vào tối ngày 5/6, 1 chàng trai đến từ quận Thung Song, tỉnh Nakhon Si Thammarat, miền Nam Thái Lan đã thiệt mạng do bị điện giật trong lúc vừa sạc điện thoại vừa sử dụng tai nghe để nghe nhạc trong lúc đi ngủ.
Không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam rất nhiều cái chết thương tâm cũng đến từ việc sử dụng và sạc điện thoại không đúng cách.
Khoảng 18h ngày 20/9/20, chị Ngô Thị Liên ( tuổi, ở xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn) bất ngờ bị điện giật rơi xuống đất. Khi bố chồng phát hiện thì cô gái mang thai đã tử vong, chiếc iPhone vẫn dính trên người.
Qua chẩn đoán, bác sĩ thông báo nạn nhân đã tử vong. Kiểm tra trên cổ và ngực nạn nhân, mọi người phát hiện có hai vết cháy màu đen. Cho rằng cái chết của con dâu là do chiếc iPhone 3 đang cắm sạc pin, ông Vỵ bố chồng chị Liên đã lấy ném vỡ vụn. Khi vụ tai nạn xảy ra, chị Liên đang mang thai đứa con đầu được 4 tháng.
Chiều ngày 31/5/20, anh Đoàn Văn Hùng (45 tuổi, ngụ xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP HCM) chở con trai đến thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương câu cá giải trí. Khi đang câu cá, anh Hùng nghe điện thoại, vừa lúc đó có tia chớp phóng xuống khiến anh bị phỏng đen, chiếc điện thoại cũng cháy nổ.
Anh Hùng được người dân đưa cấp cứu vào Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng vẫn còn tỉnh, tuy nhiên da cháy xém, phồng rộp phù nề do tia lửa điện.
Trở lại vụ việc cách đây 3 năm, vào sáng sớm ngày 16/4/2012, ông Kiều Thế Quang dậy sớm đi tưới rau, bất ngờ thấy cậu con trai tên Kiều Thế Bắc (20 tuổi, trú tại thị trấn Thạch Mỹ, huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng) bị tử vong vì điện giật trong tình trạng tím tái và trên tay cầm chiếc điện thoại vẫn đang cắm dây sạc ở ổ điện. Dù được người nhà đưa đến Bệnh viện cấp cứu nhưng bác sĩ cho biết nạn nhân bị điện giật chết trước đó. Nguyên nhân ban đầu xác định do dây sạc pin hở mạch nên quấn vào cổ tay nạn nhân.
Có thể thấy, các vụ tai nạn kể trên gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những người đang có thói quen sử dụng điện thoại khi sạc pin, mặc dù việc này đã được chính các nhà sản xuất điện thoại cảnh báo trên sản phẩm của mình. Về lâu dài, vừa sạc vừa sử dụng điện thoại không chỉ gây hỏng hóc, chập cháy, tiêu hao tuổi thọ của thiết bị, mà còn gây nguy hiểm tới tính mạng của chính người sử dụng và người thân của mình.
Bỏ ngay thói quen sạc điện thoại gây nguy hiểm đến tính mạng
Theo TS Đặng Hoài Bắc – Trưởng khoa Kỹ thuật điện tử (Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông), không chỉ iPhone mà bất kỳ dòng điện thoại nào cũng có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách hoặc linh kiện của bộ sạc không đảm bảo, không rõ nguồn gốc.
Trong quá trình sạc, nếu các linh kiện điện tử không đảm bảo chất lượng, bị hỏng, mạch nguồn có thể bị đánh thủng dẫn tới việc điện áp cao phóng thẳng tới điện thoại liên tục hoặc tức thì gây hỏng điện thoại và gây giật nguy hiểm cho người sử dụng, nhất là những điện thoại vỏ kim loại.
Từ bỏ ngay thói quen vừa sạc vừa dùng điện thoại trước khi quá muộn
Thông thường thì đầu vào của sạc được nối thẳng tới điện lưới (220VAC). Do vậy, khi chất lượng của sạc không tốt, linh kiện bộ sạc bị hỏng thì mức điện áp đầu ra của sạc tới điện thoại không chỉ là 35V nữa và người sử dụng có nguy cơ điện giật do tiếp xúc với điện lưới. Việc người sử dụng máy iPhone 5 ở Trung Quốc bị điện giật có thể do hai nguyên nhân chính: Sử dụng khi tay bị ướt, vô tình tiếp xúc với điện lưới hoặc sử dụng bộ sạc không an toàn.
TS. Đặng Hoài Bắc cho biết, các hãng sản xuất điện thoại cũng đã tính toán đến trường hợp người sử dụng vừa sử dụng vừa sạc điện thoại đã lường trước những mối nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên, các hãng vẫn đặc biệt lưu ý khách hàng cách sử dụng như: Không tiếp xúc với điện thoại đang sạc khi tay ướt, không sử dụng ở môi trường có nguy cơ cháy nổ cao, đảm bảo đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách…Trong quá trình sạc nếu pin kém chất lượng có thể gây nổ.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Trường Luyện - Viện Vật lý kỹ thuật (ĐH Bách Khoa Hà Nội), việc vừa sạc pin vừa nghe điện thoại không chỉ tiềm ẩn nguy hiểm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi nghe điện thoại trong trạng thái sạc sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu hơn so với nghe điện thoại ở trạng thái thông thường. Ngoài ra, do tác dụng của sóng cao tần (cỡ 1.8 GHz) phát ra từ điện thoại di động khi thời gian sử dụng kéo dài (vì việc sạc pin thường lâu) đã ảnh hưởng tới não người sử dụng.
Ngoài ra, khi sử dụng điện thoại di động (kể cả iPhone), bạn không nên sử dụng kéo dài, không nên để điện thoại gần những bộ phận nhạy cảm như não, tim… Đặc biệt, trong thời gian đầu (khoảng 10 giây từ khi bật điện thoại) vì trong khoảng thời gian này công suất điện thoại di động lớn hơn nhiều ngưỡng an toàn cho phép.