Quá tải ở Bệnh viện K: Bệnh nhân, bác sĩ xuyên đêm xạ trị

Sức khỏe - Ngày đăng : 20:28, 19/12/2017

Hiện nay, tại Bệnh viện K thường xuyên lâm vo tình trạng quá tải trầm trọng do thiếu trang thiết bị y tế, các máy xạ trị của Bệnh viện sử dụng liên tục 22/h.

Theo thống kê của Bệnh viện K, những năm gần đây, số lượng người bệnh mắc ung thư đến Bệnh viện điều trị ngày càng tăng. Năm 20, bệnh viện tiếp nhận hơn 11.700 bệnh nhân, năm 2016 là hơn 12.000 người bệnh, song đến năm 2017 (tính đến 30/11/2017), bệnh viện đã điều trị cho hơn .000 người bệnh. Chính vì vậy, bệnh viện thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, các máy xạ trị của Bệnh viện sử dụng liên tục suốt ngày đêm.

Quá tải ở Bệnh viện K: Bệnh nhân, bác sĩ xuyên đêm xạ trị

Một bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng máy xạ trị tại Bệnh viện K

PGS.TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết, tình trạng này không phải mới xuất hiện mà nó đã kéo dài một thời gian do Bệnh viện không đủ trang thiết bị y tế. Mỗi ngày, khoa xạ trị của Bệnh viện K Trung ương phải tiến hành xạ trị cho hơn 1.000 bệnh nhân và do không đủ máy móc nên việc điều trị phải chia làm 3 ca: Sáng, chiều và đêm. Mỗi ca phải làm việc liên tục từ 8 - 10h để điều trị cho hơn 300 người, tức gấp 6 lần tiêu chuẩn vận hành do nhà sản xuất quy định.

Bệnh viện K cơ sở Tân Triều được thiết kế với 6 buồng máy xạ trị, nhưng hiện mới chỉ có 3 máy. Bệnh viện chia theo 3 ca chạy xạ: 3h-10h, 10h-17h và 17h-h; chu kỳ luân chuyển giữa các khoa, kỹ thuật viên là 3 tháng một lần. Mỗi ca làm 7 tiếng, thực hiện chạy xạ cho khoảng 70-80; thậm chí 100 bệnh nhân. Vì thế, thông thường ca buổi tối kéo dài đến tận 2h-3h sáng ngày hôm sau.

"Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo mỗi máy xạ trị nên dừng lại ở 40 bệnh nhân/ngày. Nhưng thực tế, một ngày ở Bệnh viện K, một máy phải xạ trị lên tới 0, thậm chí 200 bệnh nhân. “Các máy làm việc liên tục đến 23 giờ/ngày. Chỉ có 1-2 giờ máy sẽ nghỉ để bảo dưỡng, bảo trì”, ông Thuấn nói.

Theo kỹ thuật viên Đỗ Đức Doanh - Khoa Xạ trị (Bệnh viện K), việc xạ trị vào ban đêm không chỉ gây khó khăn cho người bệnh mà bản thân kỹ thuật viên, nhân viên y tế cũng phải làm việc vất vả. Chưa kể tình trạng bệnh nhân đợi chờ đến lượt xạ trị song lúc đó máy hỏng, bệnh nhân phải đợi sửa chữa trong khoảng 1-2 giờ là việc không hiếm.

Với tình trạng quá tải hiện tại, theo PGS Thuấn, Bệnh viện phải cần thêm 3-4 máy xạ trị nữa mới đủ. Bệnh viện hiện đang trình phương án lên Bộ Y tế và Chính phủ, dự kiến đến tháng 4/2018 sẽ được lắp đặt.

Thảo Nguyên