Khai báo y tế ton dân được thực hiện như thế no?
Sức khỏe - Ngày đăng : :18, 09/03/2020
PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng khẩn cấp (Bộ Y tế) cho biết, theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, dự kiến từ sáng mai (10/3) sẽ thực hiện khai báo y tế toàn dân.
Theo đó, sẽ có phần mềm (app) riêng để người dân cài đặt trên điện thoại và vào cung cấp thông tin y tế cá nhân. Các thông tin sẽ rất cơ bản, ngắn gọn về tên, tuổi, địa chỉ, số thẻ bảo hiểm y tế, tình trạng sức khỏe (bệnh mãn tính/có hay không biểu hiện ho, sốt, khó thở…). Tình trạng tiếp xúc với người có nghi mắc/mắc Covid-19; việc đi/về nhập cảnh từ vùng có dịch...
Người dân có thể truy cập vào các website: https://suckhoetoandan.vn/khaiyte, https://tokhaiyte.vn và làm theo hướng dẫn.
Từ những thông tin chi tiết trên, cơ quan y tế từng địa phương, khu vực có thể nắm bắt được toàn bộ, chi tiết sức khỏe của bệnh nhân. Từ đó kiểm soát dễ dàng và chính xác hơn với từng người trên địa bàn, kịp thời có những hỗ trợ, liên lạc khi cần thiết.
Ở đây, ngành y tế địa phương sẽ chú trọng hơn đến những trường hợp đi từ vùng dịch về, có tiền sử tiếp xúc với ca bệnh hoặc tiếp xúc với người tiếp xúc.
Cam kết chỉ sử dụng thông tin cá nhân cho mục đích phòng, chống dịch, không sử dụng vào mục đích khác và tự xóa sau khi kết thúc hoạt động phòng chống dịch Covid-19. Đồng thời, bổ sung “trách nhiệm của người khai trước pháp luật đối với những thông tin do bản thân khai báo trong mẫu khai báo.
Trong quá trình thực hiện khai báo y tế toàn dân có thể xảy ra tình huống khai báo không trung thực. Tuy nhiên, với nghiệp vụ riêng, cơ quan chức năng sẽ phát hiện được các tình huống liên quan yếu tố nguy cơ.
Theo ông Phu, mỗi cá nhân khai báo y tế cho bản thân hoặc khai báo hộ cho thành viên trong gia đình (với trẻ nhỏ, người không đủ điều kiện sức khỏe trực tiếp khai báo) sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực khi khai báo. Nếu khai báo không trung thực ảnh hưởng đến phòng chống dịch sẽ bị xử phạt.
‘'Khai báo y tế là phục vụ phòng chống dịch, đòi hỏi sự tự giác, sự vào cuộc của mỗi cá nhân vì sức khỏe bản thân và cộng đồng. Khai báo trung thực giúp phát hiện sớm, giúp cách ly khoanh vùng ổ dịch kịp thời (nếu có ca bệnh), ngăn chặn dịch bệnh lây lan”, ông Phu nhấn mạnh.
Trước đó, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia chống Covid-19 vào ngày 8/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các nhà mạng, các đơn vị công nghệ thông tin khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để chậm nhất từ sáng 10/3, thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân.
Việt Nam đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc với mọi người nhập cảnh. Tuy nhiên, tình hình thực tế đang đặt ra yêu cầu cần triển khai khai báo y tế với mọi người Việt Nam. Đây không chỉ là trách nhiệm chống dịch theo quy định mà còn là hành động cụ thể để mọi người Việt Nam chung sức, đồng lòng, toàn dân chống dịch. Các thông tin khai báo phải được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ chống dịch, không sử dụng vào mục đích khác.