Ngy 12-7, tại H Nội, Tạp chí Cộng sản tổ chức tọa đm khoa học "Giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ v hội nhập quốc tế".
Đây là một trong những mối quan hệ cơ bản, cốt lõi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình và các đại biểu dự Hội nghị Tòa án các tỉnh biên giới Việt Nam, Campuchia và Lào
Báo cáo đề dẫn, PGS, TS Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ: bước khởi đầu cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế của nước ta được đánh dấu bằng chủ trương thực hiện đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại được Ðại hội VII của Ðảng (năm 1991) thông qua.
Qua các kỳ đại hội Đảng, tư tưởng và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta có những bước phát triển phù hợp với tình hình thế giới và trong nước: từ hội nhập rồi chủ động hội nhập; tích cực và chủ động hội nhập, đến chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế giới.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (1-2011) khẳng định quan điểm “thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế...”.
Tại buổi tọa đàm, các nhà khoa học khẳng định: Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, lực và thế của đất nước đã được nâng lên. Quan hệ đối ngoại cũng được mở rộng, hợp tác kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu.
Nước ta đã chủ động và tích cực hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam ngày càng trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tham gia giải quyết và có nhiều đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Sức mạnh tổng hợp của đất nước được nâng lên, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Các đại biểu nhấn mạnh quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế khách quan và việc Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập quốc tế là phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển khách quan đó của thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày càng được đẩy mạnh, quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với mỗi nền kinh tế.
Trong xu thế chung đó, Việt Nam phải tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Với chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, việc hội nhập của nước ta không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực khác như chính trị, quốc phòng, an ninh và văn hóa - xã hội.
Để hội nhập quốc tế thực sự hiệu quả, đưa đất nước phát triển, các đại biểu cho rằng cần phải xử lý hài hòa mối quan hệ “giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”. Giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế đều cùng hướng tới một mục tiêu chung là đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Hai nhiệm vụ này gắn bó, tác động qua lại, có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa tạo đà, tạo thế cho nhau, vừa kiềm chế, mâu thuẫn với nhau.
Có nội lực mạnh, có độc lập và tự chủ mới tạo vị thế và khả năng cho nước ta chủ động hội nhập quốc tế; đồng thời, hội nhập quốc tế cũng mang “thế giới đến với Việt Nam”, nhanh chóng bổ sung sức mạnh cho nội lực còn khiếm khuyết, thiếu hụt, rút ngắn con đường phát triển, giữ vững hơn nền độc lập, tự chủ, để bảo vệ các lợi ích chính đáng của đất nước trong bối cảnh các quan hệ đa phương, song phương giữa các quốc gia, các tổ chức khu vực và quốc tế ngày càng phức tạp, đa dạng.
Với ý nghĩa đó, các đại biểu đã đề xuất những giải pháp chủ yếu để giữ vững sự độc lập, tự chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; bảo đảm được tính chủ động và tích cực khi hội nhập quốc tế; tiếp tục đưa các quan hệ quốc tế của đất nước đi vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực và bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế.
Hương Thủy