Sáng /2, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phng, chống Covid-19 v các địa phương, b Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh báo cáo: Quảng Ninh sẽ dành tối thiểu 500 tỷ đồng để mua vắc xin phng ngừa Covid-19 v triển khai tiêm phng cho ton dân trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 326/NQ-HĐND ngày 8/12/2020 quy định một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Quảng Ninh.
Trong đó, tỉnh Quảng Ninh đã rà soát điều chỉnh các nhiệm vụ chi, tiếp tục giảm 10% chi thường xuyên, tăng dự phòng ngân sách lên mức tối đa 4% trên tổng chi ngân sách địa phương, tạo nguồn lực dự phòng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, thiên tai, dịch bệnh khác và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Đồng thời, tiếp tục hạn chế tối đa mua sắm tài sản, cắt giảm chi phí hội họp, đào tạo, thăm quan học tập kinh nghiệm, cắt giảm các nhiệm vụ chi và không ban hành các chế độ, chính sách mới chưa thật sự cần thiết, cấp bách...
Từ đó dành nguồn lực cùng với các nguồn lực hợp pháp khác tối thiểu là 500 tỷ đồng để sẵn sàng cho việc mua vắc xin phòng ngừa Covid-19 và triển khai tiêm phòng cho toàn dân trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo Quảng Ninh cũng báo cáo từ 27/1 đến nay, tỉnh có 63 ca mắc Covid-19, trong đó 27 ca đã khỏi bệnh hiện còn 33 bệnh nhân đang được điều trị tại tỉnh. Trong 20 ngày qua, Quảng Ninh không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Sau Tết, Quảng Ninh đã ban hành quy định đón người lao động tỉnh ngoài về. Đến nay, đã đón hơn 25.844 lao động quay về Quảng Ninh làm việc. Đặc biệt, Quảng Ninh đón 1.3 người từ chính vùng dịch Hải Dương về làm việc.
Theo bà Nguyễn Thị Hạnh, tất cả người lao động từ Hải Dương về Quảng Ninh làm việc được cách ly tập trung 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm 2 lần. Không có chuyện người từ Hải Dương ra bị ngăn cấm hay hàng hóa từ Hải Dương ra bị ách tắc.
Hiện nay nhu cầu người lao động tại tỉnh Quảng Ninh về cơ bản không bị thiếu nhiều, đảm bảo ngành sản xuất đi vào hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng tổ chức xét nghiệm cho lực lượng trực tiếp phòng chống dịch 14 ngày/lần, đảm bảo khống chế các nguồn có khả năng lây nhiễm.
Cùng với đó, Quảng Ninh quyết liệt kiểm tra việc tuân thủ yêu cầu phòng chống dịch. Lãnh đạo Quảng Ninh nhấn mạnh: “Cơ sở nào vi phạm, tỉnh sẽ xử lý mức cao nhất, thậm chí rút giấy phép hoạt động”. Trong 20 ngày qua tỉnh đã xử lý 343 trường hợp, phạt gần 1 tỷ đồng với các vi phạm như tổ chức cho người trốn qua các chốt kiểm soát (xử phạt tối đa 25 triệu); không đeo khẩu trang (phạt 2-3 triệu).
Để thực hiện mục tiêu kép, bà Hạnh cho biết tỉnh Quảng Ninh đã quán triệt thực hiện Chỉ thị 06, đánh giá mức độ, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh sau 25 ngày có dịch. Theo đó, các lĩnh vực như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, đầu tư, sản xuất kinh doanh ở khu kinh tế, khu công nghiêp, đặc biệt là các ngành chủ lực như ngành than, ngành điện không có ảnh hưởng lớn.
"Tuy nhiên, ngành du lịch, dịch vụ gần như tê liệt", bà Hạnh cho biết. Trong quý I, Quảng Ninh xác định đón 3,6 triệu lượt khách nhưng đến nay chỉ có 700.000 lượt khách, trong khi thời gian này đang là mùa tiềm năng du lịch của Quảng Ninh. Việc này đã ảnh hưởng đến 20.000 lao động ngành du lịch không có việc làm.
Hiện tại, Quảng Ninh đã hoàn toàn khống chế, khoanh vùng dịch từ 10/2; không phát sinh ca mắc trong cộng đồng trong 20 ngày qua. Trên cơ sở đó, Quảng Ninh cũng kiến nghị Thủ tướng cho mở lại một số khu du lịch, điểm du lịch có đủ điều kiện.
Quảng Ninh cũng đã ban hành quy định quy chuẩn về phòng chống dịch trong các nhà hàng, trường học, khu du lịch, công trường,..., trong đó bắt buộc khoảng cách an toàn phải là 1m.
“Như Vịnh Hạ Long, khu di tích Yên Tử, Bạch Đằng, những địa bàn chưa có F0 thì hoàn toàn có khả năng mở lại với điều kiện kiểm soát rất chặt chẽ, như tàu du lịch chỉ khai thác 50% công suất”, bà Hạnh cho hay.