Trong thời gian diễn ra Cách mạng Tháng Tám v kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã c gần 6 năm sống v lm việc tại các địa điểm khác nhau trên đất Tuyên Quang.
Dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Bác năm nay, đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang có thêm niềm vui, niềm tự hào khi Tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” đã được hoàn thành sau hơn 3 năm xây dựng.
Tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” được đặt tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang, ở vị trí sát chân núi Thổ Sơn, trên diện tích 8,5ha. Tượng đài bố cục gồm 2 phần: Phía trước là nhóm tượng 7 nhân vật, trong đó tượng Bác Hồ ở vị trí trung tâm cao 7,9m; tượng các nhân vật đại diện cho nông dân, tầng lớp trí thức, lực lượng vũ trang, thanh niên... có chiều cao 7m và được thể hiện trên chất liệu đá xanh Thanh Hóa; phía sau là phù điêu biểu tượng cây đa Tân Trào, di tích lịch sử của cách mạng Việt Nam. Hai mảng phù điêu hai bên khắc họa một số hình ảnh hoạt động, sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tuyên Quang, danh lam, thắng cảnh... của tỉnh.
Tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang
Ông Đào Đăng Cường, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng, Sở Xây dựng Tuyên Quang cho biết: Tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” là công trình lịch sử đặc biệt quan trọng, thể hiện sự tôn kính, tình cảm sâu nặng của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình được đặt tại vị trí trung tâm thành phố Tuyên Quang không chỉ tạo dấu ấn về cảnh quan, kiến trúc đô thị mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa, chính trị, lịch sử của người dân Tuyên Quang nói riêng và người dân cả nước nói chung khi đến Tuyên Quang.
Là một trong những người vinh dự được gặp Bác khi Người về thăm Tuyên Quang năm 1961, ông Trần Xuân Quế ở tổ 5, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang chia sẻ: "Chúng tôi rất vui mừng vì có Quảng trường được mang tên Bác, mỗi khi đến Quảng trường, được nhìn Tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” tôi lại có cảm giác như mình được gặp Bác".
Đúng ngày sinh nhật Bác năm nay, công trình Tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” sẽ được khánh thành. Trong những ngày này, rất đông người dân ở thành phố Tuyên Quang đã tập trung tại quảng trường để được chiêm ngưỡng tượng Bác. Anh Hoàng Minh Hải, tổ 16, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang cho biết: "Công trình tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang có ý nghĩa rất lớn đối với thế hệ trẻ như chúng tôi. Công trình này giúp chúng tôi hiểu thêm về lịch sử, về cuội nguồn dân tộc...Là một người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tuyên Quang, cái nôi của cách mạng, tôi rất vinh dự và tự hào vì quê hương mình có công trình được mang tên Bác".
Ông Nguyễn Việt Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết: Trong thời gian Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã có gần 6 năm sống và làm việc tại hơn 20 địa điểm khác nhau trên đất Tuyên Quang. Do vậy, tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có gần 500 di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, trong đó có 32 di tích lịch sử - lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là các di tích lịch sử - lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh được Trung ương Đảng, Chính phủ đánh giá là hệ thống di tích lịch sử cách mạng quan trọng bậc nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.
Ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang cho biết: Ðảng bộ tỉnh Tuyên Quang vinh dự và tự hào được trưởng thành từ cái nôi của cách mạng, quê hương Thủ đô kháng chiến. Những năm qua, phát huy truyền thống quê hương cách mạng và đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tỉnh Tuyên Quang đã và đang tập trung thực hiện 4 lĩnh vực đột phá: Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, phát triển mạnh công nghiệp, phát triển kinh tế du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để hoàn thành những mục tiêu mà Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra. Tỉnh cũng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm; ưu tiên nguồn vốn thực hiện chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất công nghiệp chế biến; củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo nghề; nâng cao chất lượng công tác y tế; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội...
Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu, năm 20 tốc độ tăng trưởng GDP đạt trên ,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 29,1 triệu đồng/người/năm, thu ngân sách đạt gần 1.212 tỷ đồng; thu hút hơn 1,3 triệu lượt khách du lịch, đạt doanh thu 1.125 tỷ đồng. Năm 20, tỉnh phấn đấu tạo việc làm mới cho 18.000 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 9,7%, nâng độ che phủ rừng trên địa bàn đạt trên 60%....