Phấn đấu đến cuối năm, cổ phần hoá 289 DNNN

PV| 27/03/20 00:06
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chiều 26/3/20, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ph Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì cuộc họp giao ban của Ban chỉ đạo đổi mới v phát triển doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nh nước trong quý I năm nay.

Theo kế hoạch năm 20 cả nước cần phải hoàn thành cổ phần hóa 289 doanh nghiệp nhà nước. Tất cả các doanh nghiệp này đều đã thành lập ban chỉ đạo, trong đó trên 200 doanh nghiệp đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, 81 doanh nghiệp đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và 29 doanh nghiệp đã cổ phần hóa.

Về thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cả nước đã thoái được gần 5.000 tỷ đồng nhưng tổng thu về đã lên tới gần 7.000 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực bất động sản chiếm 45% tổng thu từ thoái vốn. Đáng chú ý là số doanh nghiệp thực hiện đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn qua 2 Sở giao dịch chứng khoán trong năm ngoái cao gấp 1,4 lần so với cả 3 năm trước.

Đến nay đã có 23 Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Thủ tướng đã phê duyệt 19 phương án, trong đó bổ sung 106 doanh nghiệp cổ phần hóa năm 20 và 109 doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020.

Phấn đấu đến cuối năm, cổ phần hoá 289 DNNN

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì Hội nghị giao ban

Tại cuộc họp, các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế cũng đã đề xuất hướng xử lý khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoàn nhập các khoản dự phòng vào vốn nhà nước; xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa; xác định giá trị các khoản đầu tư dài hạn; giá trị tiềm năng, tài sản đã hết khấu hao; định giá lại các khoản đầu tư tài chính tại thời điểm chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần; xác định giá cổ phiếu bán cho người lao động…cũng như quy trình thẩm định sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp còn chậm.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong năm 2014 cũng như 3 tháng đầu năm 20 đạt kết quả tích cực, đúng hướng thể hiện ở việc tiến hành cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành đạt kế hoạch đề ra. Cùng với đó, các doanh nghiệp đã tiến hành điều chỉnh chiến lược, mục tiêu đầu tư kinh doanh theo hướng tập trung vào ngành nghề chính, đổi mới quản trị doanh nghiệp, thực hiện công khai minh bạch.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nâng cao thể hiện ở tổng tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn tăng lên, đạt 3,2 triệu tỷ đồng, vốn nhà nước cũng được bảo toàn và tăng lên 1,2 triệu tỷ đồng. Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập người lao động đều tăng lên. Đặc biệt, cổ phần hóa đã tạo ra những doanh nghiệp mới, đa sở hữu, thu hút được vốn đầu tư ngoài xã hội, từ đó góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nhất là thị trường vốn và thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế mà lớn nhất là hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn lực về tài sản và vốn; một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và thua lỗ; năng suất lao động trong doanh nghiệp nhà nước thấp.

Việc tiến hành cổ phần hóa vẫn còn chậm và vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần. “Cổ phần hóa về tổng thể thì chúng ta không mất mà chỉ làm cho doanh nghiệp mạnh lên. Đều là doanh nghiệp Việt Nam cả và cách chúng ta làm là tạo điều kiện, khuyến khích để người dân làm kinh tế” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Phấn đấu đến cuối năm, cổ phần hoá 289 DNNN

Hội nghị giao ban của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trong năm 20, các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải phấn đấu đạt kế hoạch tái cơ cấu đã đề ra, trong đó cổ phần hóa phải đạt kế hoạch, thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành cao hơn, đảm bảo đúng quy định, không để xảy sai sót, tiêu cực và gắn cổ phần hóa với đổi mới mô hình quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

“Phấn đấu trong 9 tháng còn lại của năm 20 phải hoàn thành cổ phần hóa 289 doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch”  - Thủ tướng nêu rõ đồng thời yêu cầu từng Bộ trưởng, lãnh đạo các địa phương, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải nêu cao trách nhiệm, quyết tâm thực hiện cho được mục tiêu này.

Thủ tướng cũng yêu cầu không chỉ cổ phần 289 doanh nghiệp là xong mà các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát bổ sung danh mục các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hóa cho giai đoạn 5 năm tới.

Doanh nghiệp nào đã có ban chỉ đạo thì phải khẩn trương tiến hành xác định giá trị, công bố và tiến hành cổ phần hóa; doanh nghiệp nào cổ phần hóa rồi nhưng chưa đạt tỷ lệ như quy định thì tiếp tục bán cổ phần nhằm giảm thấp tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ, và bán toàn bộ cổ phần đối với các doanh nghiệp, các lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm giữ.

Thủ tướng cũng lưu ý việc cổ phần hóa phải gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. “Bắt buộc phải niêm yết khi đủ điều kiện” - Thủ tướng dứt khoát.

Cùng với việc thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước vừa thực hiện tái cơ cấu đồng thời phải tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung và sớm phê duyệt phương án sắp xếp lại các nông, lâm trường. “Dứt khoát thu hẹp lại các nông lâm trường và giao cho dân” - Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng cơ chế, chính sách cơ bản đã đầy đủ và phù hợp, vấn đề còn lại là trách nhiệm và quyết tâm thực thi, từng bộ trưởng, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty và các địa phương phải tập trung quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng giao Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp để xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai nhiệm vụ từ nay đến cuối năm, đồng thời chủ trì họp với các bộ, ngành liên quan có biện pháp giải quyết kịp thời các vướng mắc nảy sinh trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu đến cuối năm, cổ phần hoá 289 DNNN