Đây l một trong năm nội dung quan trọng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hnh thảo luận, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 10.
Sáng nay (/5), Ủy ban thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tiến hành trong ba ngày (-17/5) để xem xét hoàn tất các công việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ ba của Quốc hộ
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Phiên họp
Thứ nhất, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu chỉnh lý (lần 3) dự án Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của Bộ Luật hình sự (sửa đổi) số 100/20/QH13 và dự thảo nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và quyết toán ngân sách nhà nước 20.
Thứ hai, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam- Lào; việc phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Thứ ba, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.
Thứ tư, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội; dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân và xem xét để trình ra Quốc hội.
Thứ năm, cho ý kiến về tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành Tiểu dự án để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Thứ sáu, các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về việc cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Võ Kim Cự- đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh.
Cũng tại Phiên họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị định của chính phủ quy định một số cơ chế chính sách Tài chính- Ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải phòng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Phiên họp thứ 10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành trong 3 ngày với rất nhiều nội dung quan trọng; đề nghị các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội tập trung thực hiện đúng quy chế làm việc, dành thời gian để tranh luận, nghiên cứu kỹ tài liệu và có những ý kiến đóng góp chất lượng vào các nội dung để chuẩn bị trình ra kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.
Ngay sau Phiên khai mạc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.
Phát biểu kết thúc thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với các báo cáo của Chính phủ và các báo cáo thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội, đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến các Ủy ban của Quốc hội cũng như các ý kiến phát biểu tại Phiên họp để hoàn thiện báo cáo trình ra Quốc hội.
Về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kinh tế-xã hội, tài chính-ngân sách năm 2016, Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá, các chỉ tiêu kinh tế-xã hội và dự toán về cơ bản hoàn thành. Các số liệu không có thay đổi lớn. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ hơn các nguyên nhân cũng như vấn đề khác đã được nêu trong báo cáo thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội, các ý kiến đã nêu trong phiên họp. Đó là vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp còn thấp, vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu, vấn đề phát triển kinh tế trong nông nghiệp, vấn đề nông thôn, lao động việc làm, xác định thêm số hoàn thuế giá trị gia tăng cho chính xác, tăng cường hơn nữa công tác quản lý ODA...
Thường vụ Quốc hội lưu ý Chính phủ phần đánh giá về văn hóa-xã hội, vấn đề chất lượng cuộc sống, vấn đề giáo dục, y tế, quốc phòng-an ninh, vấn đề đối ngoại, nhất là vấn đề an ninh mạng, quản lý đất đai. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, những nội dung này cần được nêu tương xứng trong báo cáo của Chính phủ; cần làm rõ thêm trách nhiệm của bộ máy Nhà nước cũng như hệ thống chính trị trong triển khai các nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2016.
Về triển khai Nghị quyết của Quốc hội và thực hiện nhiệm vụ bốn tháng đầu năm 2017, Ủy ban Thường vụ đánh giá cao những cố gắng của Chính phủ trong điều hành, trong phân giao và triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm. Có thể nói rằng, tình hình kinh tế vi mô, tăng trưởng kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội đã có những chuyển biến tích cực. Thường vụ Quốc hội đánh giá cao công tác quản lý ngân sách, quản lý tài sản công có nhiều chuyển biến rõ nét.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, Chính phủ cần lưu ý tình hình triển khai một số nhiệm vụ, dự án quan trọng còn chậm như: đường cao tốc Bắc-Nam; dự án chống ngập Thành phố Hồ Chí Minh hiện vẫn chưa có hồ sơ để trình lên Quốc hội. Việc phân bổ chi tiết vốn đầu tư công trung hạn vẫn còn chậm và có thể ảnh hưởng đến việc triển khai nhiệm vụ của năm 2017.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần làm sâu sắc và rõ hơn đến những vấn đề liên quan đến bối cảnh quốc tế, cũng như trong nước về những thuận lợi, khó khăn để có thể thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm 2017, cụ thể gồm: cần đánh giá thêm những tác động của tình hình quốc tế liên quan đến xu thể bảo hộ xuất hiện, tình hình biến đổi khí hậu tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào.
Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với hai nhóm giải pháp của Chính phủ, song đề nghị cần làm rõ thêm các nội dung, gồm tăng thêm sản lượng dầu trong khi giá dầu giảm và số thu từ ngân sách từ dầu không chiếm tỷ trọng lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu của ngân sách nhà nước; việc tháo gỡ, xử lý những khó khăn trong nông nghiệp, nhất là giải cứu những sản phẩm nông nghiệp, trong xử lý các dự án công nghiệp đang gặp khó khăn; cần làm rõ những giải pháp để triển khai Nghị quyết 05 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vấn đề doanh nghiệp nhà nước, về thành phần kinh tế tư nhân và vấn đề đất đai gắn với ổn định xã hội; đánh giá sâu sắc hơn về tình hình doanh nghiệp....
Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Chính phủ cần chú ý đến cải cách thủ tục hành chính, giảm mạnh các thủ tục cản trở, phiền hà và gây lãng phí cho doanh nghiệp và người dân, trong đó cần chú ý đẩy nhanh hơn việc kê khai thuế điện tử; cần làm rõ hơn các giải pháp liên quan đến vấn đề văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, việc làm, đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân cũng như công tác quốc phòng - an ninh và đối ngoại; đề nghị Chính phủ làm rõ hơn những nhiệm vụ, trong đó xây dựng Chính phủ phục vụ, nêu cao trách nhiệm của bộ máy nhà nước và cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện nhiệm vụ, nhất là ở cấp cơ sở...