Suy thận, bong da vì tự ý chữa vảy nến bằng thuốc khng r nguồn gốc

Thảo Nguyên| 20/10/2017 09:54
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mắc bệnh vảy nến nhưng thay vì điều trị theo chỉ định của bác sĩ, anh C. đã tin theo lời mách bảo, tự ý mua thuốc đng y khng r nguồn gốc về uống dẫn đến suy thận, bong da.

PGS.TS Lê Hữu Doanh - Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương cho biết, BV đang điều trị cho bệnh nhân N.C.C (45 tuổi, ở Hà Nội) bị vảy nến kèm biến chứng suy thận do điều trị sai cách.

Theo đó, anh C. nhập viện cấp cứu trong tình trạng rất nặng. Các bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân bị suy thận. Sau khi được điều trị tích cực, bệnh nhân đã thoát khỏi nguy kịch nhưng vừa phải điều trị vảy nến vừa phải chạy thận nhân tạo mỗi tuần 3 lần.

Theo lời kể, anh C. phát hiện bị bệnh vảy nến cách đây 16 năm, lúc đầu chỉ là những nốt ngứa ở cổ và đầu, sau lan ra toàn thân. Những nốt ngứa và mảng da bong tróc xấu xí ngày càng nhiều làm anh C. tự ti khi giao tiếp với mọi người, nhiều người còn tỏ ra xa lánh vì tâm lý "sợ lây bệnh".

Suy thận, bong da vì tự ý chữa vảy nến bằng thuốc không rõ nguồn gốc

Suy thận, bong da vì tự ý chữa bệnh vảy nến

Nghe mách bảo của người quen, anh C. đã tự ý mua thuốc đông y uống và dẫn đến toàn thân từ da mặt, da chân, tay, lưng, bụng mưng mủ, nhìn rất sợ hãi. Anh phải vào BV Da liễu trung ương cấp cứu cả tháng trời. Hậu quả của việc tự điều trị bệnh đang hành hạ bản thân và khiến anh C. bị ám ảnh đến giờ.

Theo PGS Doanh, bệnh vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến thường xuất hiện ở đầu gối, chân, lưng và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Vảy nến không phải là bệnh lý ác tính nhưng khó có thể điều trị hoàn toàn.

Tại BV Da liễu Trung ương đã từng gặp một số trường hợp bệnh nhân đang từ thể nhẹ ổn định, bất ngờ chuyển sang thể nặng; bình thường đôi khi chỉ có 1-2 tổn thương ngoài da thôi nhưng do điều trị không đúng cách đã dẫn đến bị mụn đỏ, mụn mủ toàn thân, thậm chí sốt cao, ngộ độc thuốc hoặc các biến chứng về khớp, gây sưng đau các khớp, trong đó hay gặp nhất là ngộ độc do kim loại nặng.

“Rất nhiều trường hợp bệnh nhân điều trị theo dân gian khiến ngộ độc asen mạn tính, hoặc các thuốc dùng không kiểm chứng, thuốc pha thêm đông y vào tây y khiến gặp các biến chứng suy thận, suy thượng thận,…”, PGS Doanh nhấn mạnh.

Nguyên nhân chính xác của vảy nến đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.

“Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh vảy nến như bôi thuốc, dùng thuốc toàn thân đã có thể khống chế được bệnh. Vì vậy, người dân nên đến cơ sở chuyên khoa về da liễu có uy tín để khám, điều trị chứ không nên nghe theo những lời chỉ bảo mang tính chất tâm linh hay những phương pháp điều trị được gọi là theo dân gian, một số thuốc tự chế do những người không có hiểu biết về ngành y, không có kiến thức chuyên khoa”, PGS Doanh khuyến cáo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Suy thận, bong da vì tự ý chữa vảy nến bằng thuốc khng r nguồn gốc