Sáng 1/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn, thông qua hình thức sân khấu hóa với những trình thức, nghi tiết thời xưa.
Mở màn cho Festival Huế 20, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn, thông qua hình thức sân khấu hóa với những trình thức, nghi tiết thời xưa.
Ban sóc là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức định kỳ vào cuối năm âm lịch. Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức Lễ Ban sóc dưới sự điều hành của hai viên ở Bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào Hoàng Cung để cho Hoàng gia dùng; lịch được phát cho các quan ở Kinh Thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng.
Lễ Ban sóc vốn được tổ chức ở sân điện Thái Hoà. Vào năm Tân Sửu 1841, lần đầu tiên, Lễ Ban sóc được hoàng đế Minh Mạng chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn.
Tái hiện Lễ Ban sóc là tái hiện tinh thần nhân văn của người xưa và là dịp để du khách, người dân Huế cùng trải nghiệm với Di sản Cố đô Huế trong ngày đầu năm mới.
Festival Huế 20 với chủ đề “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển” sẽ tổ chức các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm với các lễ hội đặc sắc gồm: Lễ hội mùa Xuân “Xuân Cố đô” (diễn ra từ tháng 1-3); Lễ hội mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng” (tháng 4-6); Lễ hội mùa Thu “Huế vào thu” (tháng 7-9); Lễ hội mùa Đông “Mùa Đông xứ Huế” (tháng 10-12) cùng hàng trăm hoạt động hưởng ứng khác.
Đặc biệt điểm nhấn của Festival Huế 20 là Tuần lễ trọng điểm Festival Huế 20 diễn ra từ ngày 7-12/6 với chuỗi hoạt động Festival nghệ thuật chất lượng cao, quy tụ các nghệ sỹ của Huế, các vùng văn hóa Việt Nam và các đoàn nghệ thuật đặc sắc quốc tế.
Trải qua hơn năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới.
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết Festival Huế 20 định hướng bốn mùa sẽ tiếp tục khai thác các lễ hội trải dài trong năm như hình thái lễ hội dân gian, lễ hội cung đình, lễ hội tôn giáo, lễ hội truyền thống; đồng thời từng bước xây dựng các chương trình lễ hội mới, phù hợp với xu thế, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng, phát triển trở thành sản phẩm du lịch định kỳ, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội, để Thừa Thiên Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.