Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng thì tốt, nhưng phải bền vững

Ngọc Mai| 31/10/2017 19:53
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ti muốn ni rằng, tăng trưởng thì tốt nhưng tăng trưởng phải bền vững, giải pháp phải căn cơ lâu di chứ khng phải giải pháp ngắn hạn, trước mắt”, đại biểu Quốc hội Hong Quang Hm đã thẳng thắn đưa ra ý kiến tranh luận.

Tiếp theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 4, cả ngày hôm nay (31/10), Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020.

Tăng trưởng đang có bất hợp lý 

Đánh giá tổng thể bức tranh kinh tế-xã hội những tháng đầu năm và dự báo cả năm 2017, nhiều ý kiến bày tỏ sự phấn khởi, tin tưởng vào sự nỗ lực, quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành của Quốc hội, của Chính phủ, của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước đã đạt được một số kết quả đáng mừng như: GDP có khả năng đạt 6,7%; tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, kéo giảm lãi suất; cải thiện tốt cán cân thương mại, trong 10 tháng qua thặng dư được khoảng 1,2 tỷ USD, tỷ giá duy trì sự ổn định, kỷ luật tài chính được kiểm soát chặt chẽ hơn. Từ  đó, chúng ta tiết kiệm được bội chi ngân sách khoảng 4 nghìn tỷ đồng, đặc biệt kéo giảm nợ công từ 63,6% năm 2016 xuống 62,6% năm 2017.

Song, không ít đại biểu Quốc hội cũng đưa ra ý kiến băn khoăn khi tăng trưởng đang có những bất hợp lý, trái với logic thông thường, GDP “rơi tự do” trong những tháng đầu năm và tăng tốc “thần kỳ” những tháng cuối năm. Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, phần lớn là tiền vay nhưng phân bổ vốn chi đầu tư phát triển dàn trải, các ưu tiên trong mục tiêu phát triển cơ cấu lại nền kinh tế bố trí chậm và không đủ vốn. Ngân sách trung ương hạn hẹp, khó khăn trong bố trí cho các công trình dự án quan trọng. 

Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng thì tốt, nhưng phải bền vững

Đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) phát biểu trước Quốc hội

Nhìn về các bất cập, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho biết, kỳ họp này sẽ thông qua báo cáo khả thi của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, chủ trương đầu tư cao tốc Bắc Nam nhưng không bố trí vốn cho kế hoạch năm 2018, không để dành vốn năm 2018, để chờ quyết định của Quốc hội sẽ phân bổ sau nên không có nguồn tiền để triển khai các dự án này trong năm tới. Cùng với đó là hai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, trong 3 năm Trung ương chỉ bố trí được 36% tổng mức đầu tư tối thiểu được phê duyệt trong 5 năm nên khó đạt được mục tiêu. Với tốc độ bố trí vốn như hiện nay, việc đạt mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế khó đảm bảo, nhiều chính sách phát triển đồng bào dân tộc miền núi bố trí không đủ vốn hoặc không bố trí được vốn.

Bên cạnh đó, ngân sách Trung ương hạn hẹp, năm 20-2016 đều hụt thu, khó khăn trong bố trí cho các công trình dự án quan trọng nhưng hỗ trợ đầu tư cho địa phương dàn trải, vượt quy định của Luật Ngân sách nhà nước, theo quy định là không quá 30% nhưng dự toán năm 2018 bố trí tới 46,29%. Các vấn đề trên Chính phủ cần nhìn nhận nghiêm túc có giải pháp khắc phục nếu muốn đạt các mục tiêu phát triển.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm đã chỉ ra thực trạng bội chi cao, nợ công sát trần, thu ngân sách dự báo không đạt kế hoạch trung hạn nhưng kỷ luật tài khóa chưa nghiêm. Nợ công dự báo đến 2020 khoảng 4,2 triệu tỷ đồng, trả lãi vay hàng năm chiếm khoảng 7-8% tổng chi ngân sách nhà nước, bình quân 1 năm trả lại hơn 100.000 tỷ đồng, xấp xỉ nửa số tiền bán vốn nhà nước trong 5 năm. Khả năng trả nợ rất khó khăn, ngân sách Trung ương nhiều năm không có thặng dư để trả nợ mà phải vay đảo nợ làm quy mô nợ tăng nhanh, nợ chồng lên nợ. Dự báo đến năm 2020 vẫn không khắc phục được, nguồn trả nợ vẫn từ nguồn vay mới và lên tới 252.000 tỷ đồng. 

Tăng trưởng phải bền vững

Giải trình, làm rõ thêm những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, cụ thể là về chỉ số tăng trưởng GDP, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc tăng trưởng quý III đạt mức cao (7,46%) có thể dẫn đến khả năng hoàn thiện mục tiêu tăng trưởng của cả năm. Bởi với kết quả đạt được vừa qua, thì trong quý IV này chỉ cần đạt tốc độ tăng trưởng 7,3%, mà quy luật hàng năm cho thấy quý cuối năm thường đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. Do đó, “chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng quý IV có thể đạt tốc độ 7,3%, giúp đạt tốc độ tăng trưởng cả năm đạt 6,7% như chỉ tiêu QH đề ra”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ thêm những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng thì tốt, nhưng phải bền vững

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ thêm những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, kết quả tăng trưởng cao trong 3 quý vừa qua đạt được từ nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, từ bối cảnh thế giới, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, nỗ lực của cả hệ thống chính trị... Mặt khác, số liệu của tháng 10.2017 cho thấy, các chỉ số hiện vẫn có chuyển biến tích cực, trong đó sản xuất công nghiệp tăng 8%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái (7,5%), trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 7,6%. Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 28,4% so với cùng kỳ, cả năm sẽ đạt được 7,3 triệu. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tăng 37,4% so với cùng kỳ, vốn ước thực hiện tăng 11,8% so với cùng kỳ (chỉ tăng 9%). Xuất khẩu cũng tăng mạnh, tăng 20,1% so với cùng kỳ. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 14,6% về số lượng doanh nghiệp và tăng 4,38% về số vốn đăng ký.

“Từ kết quả của 10 tháng cho thấy, tín hiệu khả quan về đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,7%”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Chưa đồng thuận với giải trình của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) tranh luận: “Tôi thống nhất là Chính phủ rất nỗ lực, quyết tâm. Nguyên nhân Bộ trưởng đưa ra cũng thống nhất về chu kỳ sản xuất kinh doanh vào dịp tết, lễ hội. Nhưng xin trao đổi thêm 2 nguyên nhân mà tôi cho rằng Chính phủ cần phải quan tâm”.

Trước tiên, theo đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm, thì “chúng ta đang cố tăng trưởng bằng mọi giá, giải pháp đưa ra các quý cuối năm là ngắn hạn”. Trước đây, 2014 tăng trưởng các quý đều nhau, nhưng bắt đầu từ 20, 2016 chúng ta bán thêm dầu và khai thác thêm tài nguyên khoáng sản nên quý III, IV tăng trưởng và sang quý sau bị hụt hơi không tăng trưởng nữa vì hết tài nguyên rồi. Với quý IV.2017, hiện chúng ta vẫn trông vào giải pháp ngắn hạn, ví dụ đẩy tăng trưởng tín dụng từ 12% lên 21% trong khi chỉ còn 3 tháng, hay chúng ta đẩy mạnh đầu tư công. Đẩy tín dụng nhưng không xác định tín dụng đi về đâu, không xác định kiểm soát lạm phát về lâu dài rất ảnh hưởng.

“Tôi muốn nói rằng, tăng trưởng thì tốt nhưng tăng trưởng phải bền vững, giải pháp phải căn cơ lâu dài chứ không phải giải pháp ngắn hạn, trước mắt”, đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm thẳng thắn.

Nguyên nhân thứ hai được đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm chỉ ra, đó là mô hình tăng trưởng không bền vững nên dễ bị tổn thương, chưa xuất phát từ nội lực của nền kinh tế. Do vậy, chúng ta phải đẩy mạnh xu hướng tăng trưởng bền vững nội lực của nền kinh tế chứ không phải quá phụ thuộc vào yếu tố tác động từ bên ngoài. Trong năm 2018, khi giảm khai thác dầu thô, khoáng sản, chúng ta vẫn giữ tăng trưởng về vốn 33 - 34%, trong khi năm 2017 là 33,4%. “Như vậy chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tư duy tăng trưởng từ vốn và lệ thuộc khai thác tài nguyên”, đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm nhận định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng thì tốt, nhưng phải bền vững