TAND cấp cao tại H Nội: Đẩy mạnh cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng cng tác xét xử

Mạnh H ng| 13/09/2021 11:50
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Nhân kỷ niệm 76 năm ngy truyền thống TAND (13/9/1945 - 13/9/2021), PV Báo Cng lý đã c cuộc tr chuyện với đồng chí Nguyễn Xuân Tĩnh, Thẩm phán cao cấp, Bí thư Đảng uỷ, Chánh án TAND cấp cao tại H Nội về một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cng tác xét xử.

3f4dad0b-d8f0-4af1-9452-298987faaa3c.jpeg
Đồng chí Nguyễn Xuân Tĩnh, Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội

PV: Thưa Chánh án, được biết TAND cấp cao tại Hà Nội là một đơn vị mới thành lập, còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đến nay TAND cấp cao tại Hà Nội đã trưởng thành và là một đơn vị mạnh về mọi mặt, Chánh án có thể chia sẻ đôi nét về hệ thống Tòa án của đơn vị mình?

Chánh án Nguyễn Xuân Tĩnh: Ngày 28/5/20, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 thành lập 3 TAND cấp cao, trong đó TAND cấp cao tại Hà Nội với thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phía Bắc, có trụ sở đặt tại TP. Hà Nội.

Đến nay, cơ cấu tổ chức của TAND cấp cao tại Hà Nội gồm: Ủy ban Thẩm phán; các Tòa chuyên trách (gồm Tòa Hình sự; Tòa Dân sự; Tòa Hành chính; Tòa Kinh tế; Tòa Lao động; Tòa Gia đình và Người chưa thành niên); Bộ máy giúp việc gồm Văn phòng; Phòng Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính; Phòng Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại; Phòng Giám đốc, kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành niên, với biên chế hiện có 137 người, gồm: 36 Thẩm phán; 86 công chức khác và người hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ.

Những ngày đầu thành lập TAND cấp cao tại Hà Nội không ít khó khăn như: Tiếp nhận số lượng các loại án của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội còn lại chưa giải quyết; tiếp nhận số lượng đơn giám đốc thẩm, tái thẩm của các Tòa chuyên trách của TANDTC chưa giải quyết, bàn giao lại rất lớn.

Bên cạnh đó số lượng biên chế được giao và cơ sở vật chất, phương tiện làm việc chưa được đầy đủ, đặc biệt là biên chế không tăng, trong khi đó phải đảm bảo chính sách tinh giản biên chế cán bộ, công chức nói chung và Hệ thống Tòa án nói riêng. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, trải qua chặng đường 6 năm xây dựng và phát triển, TAND cấp cao tại Hà Nội đã luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo TANDTC, đặc biệt là đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư ban cán sự Đảng, Chánh án TANDTC.

Bên cạnh đó, Đảng ủy, tập thể lãnh đạo TAND cấp cao tại Hà Nội và các công chức, người lao động luôn đoàn kết phấn đấu, nỗ lực vượt qua khó khăn, không ngừng lớn mạnh, luôn bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách của. Đảng và pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của TANDTC để luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần đắc lực trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và ổn định trật tự xã hội, trở thành một đơn vị mạnh về mọi mặt.

PV: Xin Chánh án cho biết những thành quả mà đơn vị đã đạt được từ khi thành lập đến nay? Chánh án có thể chia sẻ một số kinh nghiệm để có thể đạt được những kết quả đó?

Chánh án Nguyễn Xuân Tĩnh: Ngay từ khi thành lập, mặc dù gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề biên chế, nhưng bằng sự đoàn kết, thống nhất của Đảng ủy, tập thể lãnh đạo TAND cấp cao tại Hà Nội và sự nỗ lực của các công chức, người lao động luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành suất xắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tạo nên thành tích chung của TAND.Trong đó, đã tổ chức thành công, đúng thời hạn phiên tòa xét xử phúc thẩm các vụ án trọng điểm, phức tạp, đặc biệt các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, nhận được sự đồng tình của dư luận, góp phần ổn định trật tự xã hội, thu hồi tài sản cho Nhà nước được kịp thời.

Cụ thể nhưVụ Trịnh Xuân Thanh bị truy tố, xét xử về tội Tham ô tài sản; vụ Giang Kim Đạt và Trần Văn Liêm bị truy tố, xét xử về tội Tham ô tài sản; Vụ Hà Văn Thắm và đồng phạm bị truy tố, xét xử về các tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tội tham ô tài sản; Vụ Đinh La Thăng và đồng phạm bị truy tố, xét xử về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; vụ Phan Sào Nam và đồng phạm bị truy tố, xét xử về tội Tổ chức đánh bạc, Đánh bạc, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ...; Các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ; vụ án Giết người và Chống người thi hành công vụ xảy ra tại Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội...

Bên cạnh đó, công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội đạt được những kết quả nổi bật, nhiều năm liền đều vượt chỉ tiêu Quốc hội giao (trung bình đạt khoảng 70% so với chỉ tiêu Quốc hội giao là 60%). Việc trả lời đơn, cũng như kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện một cách thận trọng, đúng quy định của pháp luật...

Với những kết quả đã đạt được, đến nay TAND cấp cao tại Hà Nội đã hai lần vinh dự được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 2 lần được tặng thưởng “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”, một Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 41 lượt đơn vị được tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc và được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua, khen thưởng cao quý khác...

Bên cạnh việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, công chức, người lao động TAND cấp cao tại Hà Nội còn tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tham gia phong trào “ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt”...đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực như: Chương trình “Xuân sẻ chia yêu thương”, nhiều lần tổ chức hiến máu nhân đạo với chủ đề “Giọt hồng trao yêu thương” với tinh thần tương thân, tương ái “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”.

Để có được kết quả này, đó là sự cố gắng của cả tập thể cơ quan, đặc biệt là sự đoàn kết, chung sức một lòng, sự cố gắng hoàn thành suất xắc nhiệm vụ từ tập thể Lãnh đạo, công chức và người lao động, ngoài ra cũng do sự phù hợp của mô hình tổ chức, nỗ lực triển khai nhiều giải pháp từ việc thụ lý, phân công nghiên cứu, tổ chức xét xử, khâu văn thư báo phát, họp Tổ xét đơn, phân công lãnh đạo phụ trách theo từng lĩnh vực cũng như đã thực hiện việc ứng dụng phần mềm tin học vào công tác quản lý, theo dõi quá trình giải quyết các vụ án...

PV: Với tinh thần cải cách tư pháp, năm 2019 hệ thống TAND tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 14 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xét xử, TAND cấp cao tại Hà Nội đã thực hiện triển khai các giải pháp đó như thế nào, có những thuận lợi, khó khăn gì và kết quả đạt được ra sao? Trong số 14 giải pháp, ông tâm đắc với giải pháp nào nhất thưa Chánh án?

Chánh án Nguyễn Xuân Tĩnh: Lãnh đạo TAND cấp cao tại Hà Nội luôn xác định việc quán triệt, đẩy mạnh tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt 14 giải pháp mà TANDTC đã đề ra là nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng...; TAND cấp cao tại Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo TANDTC, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án TANDTC; được đảm bảo cơ sở vật chất, được trang bị cơ bản các thiết bị văn phòng, công nghệ thông tin...để phục vụ trong công việc.

Trong số 14 giải pháp, tôi tâm đắc nhất là giải pháp đổi mới tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp vì chính giải pháp này nâng cao nguyên tắc HĐXX độc lập, chỉ tuân theo pháp luật; thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng; tôn trọng quyền con người; HĐXX phải thực hiện hết thẩm quyền của mình theo quy định pháp luật.

Thực hiện theo chỉ đạo của TANDTC, Lãnh đạo TAND cấp cao tại Hà Nội đã quán triệt các Thẩm phán thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng. Các vấn đề về nội dung và tố tụng phải được xem xét một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ, không được bỏ sót bất cứ vấn đề pháp lý hoặc tình tiết, chứng cứ nào liên quan đến vụ án.Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi các Thẩm phán phải tự nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp, thực hiện đầy đủ thẩm quyền tố tụng của mình theo quy định của pháp luật, từ đó nâng cao chất lượng xét xử, chất lượng bản án, quyết định.

Bên cạnh đó, giải pháp Công khai bản án, quyết định của Tòa án trên Cổng thông tin điện tử TAND và giải pháp Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tòa án cũng cần phải được chú trọng để nâng cao chất lượng xét xử bởi việc công khai bản ản, quyết định tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận các bản án, quyết định của Tòa án một cách nhanh nhất, từ đó có thể phản hồi các quyết định của Tòa án, tạo tiền đề để các Thẩm phán tự nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc ban hành bản án, quyết định phải rõ ràng, đúng với diễn biến quá trình tranh tụng theo đúng tinh thần cải cách tư pháp.

Ngoài ra, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin cũng là cần thiết trong bối cảnh lượng vụ việc thụ lý rất lớn và gia tăng theo từng năm nên yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý ngày càng cao, giải pháp này là tối ưu trong công tác quản lý, theo dõi quá trình giải quyết các loại vụ việc....đặt nền móng cho việc xây dựng Tòa án điện tử trong tương lai.

Việc triển khai các giải pháp, bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn tồn tại một số khó khăn mà cơ bản nhất là do TAND cấp cao tại Hà Nội với thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phía Bắc, nên khối lượng công việc ngày càng nhiều, tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp, đặc biệt là loại án hành chính; trong khi biên chế chưa được phân bổ đầy đủ, nhất là đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký viên...là những người trực tiếp tiến hành tố tụng dẫn đến nhiều áp lực trong công việc, ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết các vụ việc...Đối với các vụ án hành chính đa phần người bị kiện đều vắng mặt tại phiên tòa nên cũng không thể đảm bảo được việc đối thoại, tranh tụng...

PV: Đổi mới tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng xét xử, ông đã đưa tinh thần cải cách tư pháp đó vào phiên tòa thế nào, hiệu quả ra sao thưa Chánh án?

Chánh án Nguyễn Xuân Tĩnh: Để thực hiện tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp được tốt, vấn đề có ý nghĩa quyết định là đội ngũ Thẩm phán phải nâng cao nghiệp vụ, bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, luôn có tinh thần thượng tôn pháp luật. Chính vì lẽ đó, Lãnh đạo TAND cấp cao tại Hà Nội luôn quán triệt đến mỗi Thẩm phán đề cao kỷ cương, kỷ luật, trình độ...để tự hình thành trong mỗi Thẩm phán nguyên tắc độc lập trong xét xử, chỉ tuân theo pháp luật; thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, các phán quyết của Toà án phải dựa trên kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa, chú trọng việc tranh tụng tại phiên tòa theo hướng thực chất, không hạn chế thời gian tranh tụng, tôn trọng và đảm bảo cho các bên tham gia tố tụng đưa ra chứng cứ và trình bày hết các ý kiến của mình.

Để làm tốt được việc này, lãnh đạo TAND cấp cao tại Hà Nội đã tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm trong kế hoạch lên lịch xét xử các vụ án, quán triệt đến mỗi Thẩm phán phải đăng ký tổ chức được ít nhất một phiên tòa rút kinh nghiệm trong năm công tác.

Các phiên tòa rút kinh nghiệm góp phần tạo điều kiện cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký viên tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao trách nhiệm, kỹ năng xét xử, rút kinh nghiệm áp dụng pháp luật, điều hành tranh tụng tại phiên tòa.

PV: Xin cảm ơn Chánh án


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TAND cấp cao tại H Nội: Đẩy mạnh cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng cng tác xét xử