TAND TP Vinh: Lm tốt cng tác xét xử trực tuyến tạo tiền đề xây dựng Ta án thng minh, hiện đại

Bá Mạnh| 05/02/2023 08:59
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tại TAND Thnh phố Vinh (Nghệ An), cng tác xét xử trực tuyến, phiên ta rút kinh nghiệm v ứng dụng phần mềm Trợ lý ảo trong thời gian qua được tập trung chú trọng, mang lại được nhiều kết quả cao, tạo tiền đề để tiến tới xây dựng Ta án thng minh, hiện đại.

Xác định tầm quan trọng và nhu cầu thiết thực trong thực tế nên ngay sau khi Nghị quyết số 33/2021/QH về phiên tòa trực tuyến được Quốc hội thông qua, TAND TP Vinh đã nghiêm túc thực hiện những chỉ đạo của cấp trên để xác định rõ phương án triển khai các phiên tòa trực tuyến.

 

Trao đổi với PV, ông Trần Anh Sáng - Chánh án TAND TP Vinh cho biết, việc xét xử trực tuyến được Quốc hội thông qua là một sự kiện chính trị pháp lý mới. Từ đây, TAND được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ rõ ràng.

Phiên tòa trực tuyến đã tạo thuận lợi cho các bên tham gia, thích ứng linh hoạt trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, xét xử trực tuyến sẽ tiết kiệm chi phí, công sức đi lại của công dân và phù hợp với định hướng cải cách tư pháp trong tình hình mới, từng bước hỗ trợ hoặc thay thế xét xử trực tiếp tại Tòa án. Ngoài ra, toàn bộ quá trình xét xử đã được ghi âm, ghi hình và lưu trữ lại cũng tạo điều kiện cho Tòa án và các cấp có thẩm quyền giám sát, theo dõi.

“Phiên tòa trực tuyến được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn đảm bảo trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm... rất thuận lợi trong bối cảnh dịch bệnh và tiết kiệm được nhiều chi phí cho nhà nước và người dân”, Chánh án Trần Anh Sáng cho biết. 

Nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích to lớn và thiết thực mà Nghị quyết 33 của Quốc hội đem lại cho nhân dân, chính quyền, các cơ quan, tổ chức và cả ngành Tòa án thông qua xét xử trực tuyến. Với quyết tâm cao, hành động quyết liệt, ngay sau Hội nghị trực tuyến của ngành từ tháng 04/2022, lãnh đạo đơn vị tòa án TP Vinh đã đăng ký với lãnh đạo TAND tỉnh Nghệ An về công tác chuẩn bị và tổ chức công tác xét xử trực tuyến tại đơn vị. 

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo TAND tỉnh, đơn vị đã khắc phục mọi khó khăn để mua sắm các thiết bị cần thiết và hoàn thành kết nối thông suốt phòng xét xử trực tuyến tại đơn vị. 

Ngày /4/2022, đơn vị đã tổ chức xét xử phiên tòa trực tuyến thành công đầu tiên trong tỉnh. Tính từ tháng 4 đến 30/9/2022, TAND TP Vinh đã phối hợp với VKSND TP Vinh, Công an TP Vinh, Trại tạm giam công an tỉnh Nghệ an tổ chức xét xử 87 vụ án hình sự bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tại TAND TP Vinh. 

Để đạt được kết quả trên, ngoài sự cố gắng không ngừng nghỉ của cả tập thể cán bộ tòa án TP Vinh thì điều đầu tiên phải nói tới là sự quyết tâm cao của ngành đã kịp thời đưa công tác xét xử phiên tòa trực tuyến vào hiện thực, sát thực tiễn để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhân dân, các cơ quan tổ chức. Bên cạnh đó là sự quyết tâm, quyết đoán trong công tác lãnh đạo, điều hành của tập thể lãnh đạo đơn vị, đặc biệt là vai trò nòng cốt của người đứng đầu cùng với sự phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình của các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác tổ chức xét xử phiên tòa trực tuyến.

“Triển khai phiên tòa trực tuyến là nhu cầu xuất phát từ thực tiễn, góp phần bảo đảm tư pháp không chậm trễ, là sự phát triển tất yếu trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đang không ngừng phát triển. Đặc biệt, phiên tòa trực tuyến đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, là một nhiệm vụ cấp bách để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng hệ thống Tòa án điện tử đang được Đảng và nhà nước quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện”, chánh án Trần Anh Sáng nhấn mạnh.

TAND TP Vinh: Làm tốt công tác xét xử trực tuyến tạo tiền đề xây dựng Tòa án thông minh, hiện đại

Chánh án TAND TP Vinh - Trần Anh Sáng trình bày tham luận tại Hội nghị triển khai công tác ngành Tòa án năm 2023

Ngoài thực hiện tốt phiên tòa trực tuyến, trong năm qua, TAND TP Vinh còn làm tốt về công tác phiên tòa rút kinh nghiệm và ứng dụng phần mềm trợ lý ảo Tòa án nhân dân.

Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách Tư pháp là bước tiến mới, quan trọng nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng để nâng cao hơn nữa chất lượng trong công tác xét xử của Tòa án. Tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm mục đích cho hoạt tổ chức các phiên tòa có chất lượng, có hiệu quả giúp các Thẩm phấn, Thư ký nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong công tác xét xử và giải quyết các vụ án đáp ứng ngày một tốt hơn về yêu cầu cải cách tư pháp.

Thông qua phiên tòa rút kinh nghiệm sẽ đánh giá được những mặt ưu điểm, khuyết điểm của chủ tọa phiên tòa, thành viên HĐXX, để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các vụ án. 

Thực nhiệm vụ này, lãnh đạo TAND TP Vinh đã tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, ngày càng bài bản và được duy trì thường xuyên đến nay. Trong năm 2022 các Thẩm phán TAND TP Vinh đã xét xử được 61 phiên tòa rút kinh nghiệm (bình quân 1 Thẩm phán xét xử 3 phiên tòa).

Thực tế đã chứng minh, cùng với các giải pháp đồng bộ khác mà TANDTC triển khai nhằm thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, cũng như quyết tâm triển khai quyết liệt, có hiệu quả 14 giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Tòa án, trong đó trọng tâm là công tác xét xử, thì việc tổ chức, triển khai thường xuyên, liên tục các phiên tòa rút kinh nghiệm là một nhân tố quan trọng giúp các Tòa án hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu công tác của đơn vị, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính của ngành đề ra. 

Về ứng dụng phần mềm trợ lý ảo TAND được đánh giá là một bước đột phá trong cải cách tư pháp, điểm sáng trong ứng dụng công nghệ thông tin của hệ thống Tòa án.

“Trợ lý ảo” sẽ số hóa các tri thức, kinh nghiệm xử án của các Thẩm phán giỏi, giàu kinh nghiệm, tạo ra “Thư ký ảo” làm việc trực tuyến /7 để hỗ trợ cho Thẩm phán trong quá trình nghiên cứu, phân tích, giải quyết vụ án, bảo đảm việc áp dụng đúng, thống nhất pháp luật, hỗ trợ cán bộ hành chính tư pháp tiếp nhận và xử lý các loại đơn thư; cung cấp dịch vụ chỉ dẫn pháp luật và đoán định tư pháp cho người dân. 

Sau khi nhận được Kế hoạch 49/KH-TANDTC, TAND TP Vinh đã quán triệt, tuyên truyền đến tất cả lãnh đạo, thẩm phán, thư ký. Sau khi được tập huấn và cấp tài khoản phền mềm trợ lý ảo, Ban lãnh đạo (gồm Chánh án, 2 Phó Chánh án; 17 thẩm phán, 13 thư ký đã tham gia sử dụng đạt 100%). Các thẩm phán đã căn cứ vào các hồ sơ được giao giải quyết, nhập dữ liệu vào phần mềm và đưa ra các câu hỏi cụ thể như: Văn bản pháp luật áp dụng cho vụ án; Án lệ áp dụng; hướng dẫn xử lý tình huống; đề nghị giới thiệu những bản án, quyết định của Tòa án tương tự để tham khảo…

TAND TP Vinh cũng đề xuất một số kiến nghị trong quá trình thực hiện ứng dụng phần mềm trợ lý ảo TAND như: Khi triển khai giai đoạn 2 của phầm mềm “Trợ lý ảo”, đề nghị chỉnh sửa bổ sung các chỉ dẫn pháp luật nhằm bảo đảm đầy đủ và chính xác, thường xuyên cập nhật kịp thời những văn bản quy phạm pháp luật mới. Xây dựng phần mềm hỗ trợ Thẩm phán thực hiện các hoạt động tố tụng, trong đó giúp Thẩm phán soạn thảo văn bản tố tụng, xây dựng kế hoạch giải quyết án với từng loại án cụ thể. Hoàn thiện và bổ sung hướng dẫn xử lý những tình huống pháp lý cụ thể, các tình huống pháp lý mà các Thẩm phán đang cần.

Trong năm qua, TAND TP Vinh đã thụ lý tổng số 1.563 vụ, việc, so với năm 2021 tổng số vụ việc thụ lý giảm 390 vụ, việc; đã giải quyết 1.509 vụ, việc; lưu hạ 55 vụ, việc (53 vụ, 2 việc); đạt tỷ lệ 96,5 %. 

Trong xét xử các loại án, TAND TP Vinh chú trọng nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên ṭòa, tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền tố tụng để nâng cao chất lượng tranh tụng. Tạo điều kiện thuận lợi cho Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý, người đại diện của đương sự nghiên cứu hồ sơ vụ án, tham gia tranh tụng tại phiên tòa không bị hạn chế thời gian để làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án, trên cơ sở kết quả tranh tụng, các chứng cứ đó được thẩm tra tại phiên tòa để ra bản án chính xác, góp phần nâng cao chất lượng xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TAND TP Vinh: Lm tốt cng tác xét xử trực tuyến tạo tiền đề xây dựng Ta án thng minh, hiện đại