Hiện nay, các quy định pháp luật thường xuyên đươc thay đổi, bổ sung, cán bộ cơ sở thường xuyên được điều chuyển và kiện toàn. Do vậy việc triển khai các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở về vấn kiến thức pháp luật, thực trạng, tình hình, âm mưu thủ đoạn của các tội phạm liên quan đến các tệ nạn ma tuý, mại dâm và mua bán người là rất quan trọng.
Thực hiện Kế hoạch số 2753/KH-SLĐTBXH ngày 26/7/20 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội về tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho Đội Công tác xã hội tình nguyện về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 20, Phòng LĐ-TB&XH quận Hà Đông vừa phối hợp với Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho Đội Công tác xã hội tình nguyện về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận.
Tại hội nghị, đồng chí Lê Thị Thuý, Phó Chi cục trưởng Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến /08/20, qua kiểm tra, rà soát, trên địa bàn thành phố có đến 3,738 loại hình kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dân. Trong đó, Karaoke là 546; quán bar, vũ trường là 56; lưu trú tại (khách sạn, nhà nghỉ) là 2,466; massage, tẩm quất là 609 và các quán cà phê đèn mờ nhạy cảm là 61.
Dự báo, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy, mại dâm trong thời gian tới tiếp tục diễn biến khó lường. Phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng ngày một tinh vi, lợi dụng không gian mạng để hoạt động phạm tội về ma túy, mại dâm. Bên cạnh đó, nhiều loại hình tệ nạn với nhiều hình thức khác nhau dẫn đến những người phạm tội có xu hướng trẻ hóa.
Theo Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội, tính đến ngày 14/8/20, toàn thành phố có 16.564 người sử dụng, nghiện ma tuý. Riêng quận Hà Đông có 432 người. Trong đó, số người sử dụng trái phép chất ma tuý là 16 người, người nghiện là 59 người, quản lý sau cai nghiện là 22 người, nghi vấn là 99 người, nguy cơ nghiện là 9 người, có mặt tại cộng đồng là 310 người, vắng mặt là 42 người, đang tạm giữ, tạm giam là 27 người, đang ở cơ sở cai nghiện là 53 người và số đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là 77 người.
Về kết quả thực hiện chỉ tiêu cai nghiện ma tuý, số liệu từ Phòng LĐ-TB&XH quận Hà Đông cho thấy, trong 10 tháng (từ /12/2023 đến ngày 31/08/20) số người cai nghiện bắt buộc đạt 105%, số người tự nguyện tại nghiện là 106% và quản lý sau cai là 54%.
Tại buổi tập huấn, các tình nguyện viên đội công tác xã hội đã có những trao đổi với báo cáo viên về chính sách, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cho các thành viên Đội Công tác xã hội tình nguyện, Ban chủ nhiệm các mô hình quản lý sau cai nghiện ma túy, người làm công tác hỗ trợ xã hội trong điều trị và cai nghiện ma túy để các học viên tiếp thu, nắm bắt tốt nhất những kiến thức trong lớp bồi dưỡng chuyên sâu trong công tác hỗ trợ cai nghiện.
Phó Chi cục trưởng Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội chia sẻ: ”Với phương châm lấy phòng ngừa làm chính, do vậy hoạt động tuyên truyền là vô cùng quan trọng và giúp nâng cao nhận thức của người dân về vấn kiến thức pháp luật, thực trạng, tình hình, âm mưu thủ đoạn của các tội phạm liên quan đến các tệ nạn ma tuý, mại dâm và mua bán người”.
Theo bà Lê Thị Thuý, các quy định pháp luật của chúng ta thường xuyên đươc thay đổi, bổ sung, cán bộ cơ sở thường xuyên được điều chuyển thay đổi và kiện toàn. Do vậy mà cán bộ cần được nắm chắc những quy định của pháp luật trong lĩnh vực chuyên môn cũng như là chức năng nhiệm vụ trong thực hiện các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, do đó Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội thường xuyên triển khai các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở để họ nắm bắt và hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Thông qua hội nghị, cán bộ chuyên trách, người dân đã được phổ biến chính sách pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ; các thông tin về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động; góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.