Các lãnh đạo Nhm các nước cng nghiệp hng đầu thế giới (G7) ngy 16/11 c mặt tại Bali (Indonesia) để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhm các nền kinh tế phát triển v mới nổi hng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc đã tiến hnh họp khẩn sau vụ tên lửa rơi vo lãnh thổ Ba Lan.
Phát biểu sau cuộc họp, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã yêu cầu tiến hành điều tra vụ việc. Theo ông Scholz, đây là một “sự cố lớn” và điều cần làm hiện nay là “điều tra vụ việc một cách cẩn thận”.
Cùng ngày, Văn phòng Thủ tướng Anh Rishi Sunak thông báo Thủ tướng Sunak và người đồng cấp Canada Justin Trudeau đã có cuộc thảo luận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Bali. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần phải tiến hành “một cuộc điều tra toàn diện”.
Liên quan vấn đề này, ngày 16/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh khẳng định tất cả các bên cần "duy trì thái độ bình tĩnh và kiềm chế để tránh hành động leo thang tình hình hiện tại".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine là nhất quán và rõ ràng, nhấn mạnh ưu tiên trước tiên là tiến hành đối thoại và đàm phán để tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột.
Trước đó, truyền thông Ba Lan đưa tin 2 người đã thiệt mạng trong vụ nổ ở làng Przewodow gần khu vực biên giới với Ukraine. Giới chức nước này vẫn đang tiến hành điều tra.
Dẫn lời các quan chức Mỹ, AP đưa tin những phát hiện ban đầu cho thấy tên lửa rơi lãnh thổ Ba Lan ngày /11 là do lực lượng quân sự Ukraine phóng nhằm đánh chặn tên lửa Nga.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Ba Lan miêu tả quả tên lửa là “một thiết bị do Nga sản xuất”. Patrick Wintour, một bình luận viên đối ngoại của báo Anh Guardian tiết lộ, quả tên lửa đó có thể là tên lửa đất đối không trong hệ thống phòng không S-300 mà Ukraine sở hữu.
Trong khi đó, khi được hỏi liệu tên lửa có phải do Nga bắn hay không, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng, thông tin sơ bộ cho thấy tên lửa gây ra vụ nổ ở Ba Lan “khó có khả năng” được phóng từ Nga.
“Có những thông tin sơ bộ nghi ngờ nhận định này”, ông Biden nói trong cuộc họp báo tại Indonesia. “Tôi không muốn đưa ra kết luận nào cho đến khi hoàn tất điều tra. Tuy nhiên, đường bay của quả đạn cho thấy ít có khả năng nó được phóng từ Nga. Tôi sẽ bảo đảm các bên xác định rõ ràng điều gì đã xảy ra”, ông nói thêm.
Còn người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định, ông không có thông tin về vụ nổ ở Ba Lan.
Bộ Quốc phòng Nga cũng nhấn mạnh rằng không có vụ không kích nào nhằm vào các mục tiêu gần biên giới Ukraine - Ba Lan; đồng thời khẳng định tất cả những thông tin từ truyền thông Ba Lan về việc các tên lửa Nga rơi ở Ba Lan là “hành động khiêu khích có chủ đích” nhằm làm leo thang căng thẳng.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các mảnh vỡ tên lửa trong những bức ảnh được truyền thông Ba Lan công bố tại hiện trường không liên quan đến vũ khí của Nga.
Về phía Ba Lan, Thủ tướng nước này Mateusz Morawiecki nói rằng có bằng chứng cho thấy tên lửa rơi xuống vùng Przewodów, miền Đông nước này là “hành động đơn lẻ”.
Theo kênh CNN, tuyên bố của ông Morawiecki được đưa ra trong bài phát biểu tại Warsaw sau cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng. Nhà lãnh đạo Ba Lan nhận định không có bằng chứng cho thấy sẽ xảy ra các vụ tấn công bằng tên lửa tiếp theo. Tuy nhiên, quốc gia châu Âu này đang tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó về mặt quân sự.
“Chúng tôi quyết định tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị đã tuyển chọn trong lực lượng vũ trang Ba Lan, đặc biệt chú trọng đến việc giám sát không phận”, ông Morawiecki nói và cho biết, Ba Lan cũng các đồng minh đang và sẽ tăng cường giám sát không phận.
Thủ tướng Morawiecki nói thêm rằng, Ba Lan đang tiến hành phân tích và tham vấn kỹ lưỡng với các đồng minh về khả năng áp dụng Điều 4 của Hiệp ước NATO. Theo điều 4 của Hiệp ước NATO, các nước thành viên sẽ tham vấn cùng nhau bất cứ khi nào một trong các bên cho rằng sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh của một thành viên trong liên minh bị đe dọa.