Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh kha XX tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 2020-2025 đã kết thúc. Một trong 5 nội dung xuyên suốt được Đại hội nhấn mạnh cho nhiệm kỳ tới hướng đến, đặc biệt quan tâm chương trình xây dựng nng thn mới, giảm nghèo bền vững.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 51 đồng chí (có 9 đồng chí nữ, chiếm khoảng 17%). Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã bầu Ban Thường vụ gồm đồng chí (có 2 đồng chí nữ, chiếm khoảng 13%).
Đại hội xác định, định hướng phát triển nhiệm kỳ 2020-2025, xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030. Chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, công nghệ cao; khuyến khích hình thành những cụm ngành, cụm sản xuất có sự tương quan trong cùng lĩnh vực làm tiền đề, cơ sở kết nối chuỗi sản xuất, chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị. Nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính các cấp; đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên thăm mô hình chè hữu cơ sông Cầu
Đặc biệt quan tâm chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với Đề án phát triển tổng thể theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội; phát triển tiềm năng du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, xác định các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025, gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) từ 8% trở lên, GRDP bình quân đầu người đạt 0 triệu đồng trở lên, thu ngân sách nhà nước tăng 10%/năm trở lên, giá trị xuất khẩu tăng bình quân 7%/năm trở lên, 95% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, ít nhất sáu đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Thái Nguyên là địa phương có nhiều lợi thế cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản như đất đai, khí hậu, thời tiết thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là tiềm năng, lợi thế đối với phát triển cây chè và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Đồng chí Trịnh Việt Hùng thăm mô hình phát triển nuôi trai nước ngọt lấy ngọc hiện đang mang lại thu nhập cao cho người dân trên địa bàn
Ngoài ra, đây còn là tỉnh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh trong vùng, có Đại học Nông lâm và nhiều trường đại học, cơ sở đào tạo đóng trên địa bàn tỉnh, tạo ra nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp (nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) và tổ chức liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Với đặc điểm đó, trong những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó một số cây trồng, vật nuôi thế mạnh chủ lực của địa phương như chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các cây trồng, vật nuôi đặc sản của một số địa phương trong tỉnh… đã được tập trung phát triển để hình thành các vùng sản xuất lớn theo hướng an toàn, hữu cơ, chăn nuôi trang trại, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến gắn với xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm chủ lực, các sản phẩm OCOP của tỉnh; qua đó đã từng bước phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp. Một số sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như sản phẩm trà Thái Nguyên tiếp tục được khẳng định vị thế là “Đệ nhất danh trà” với các sản phẩm phong phú có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, khẳng định được thương hiệu với thị trường trong nước và quốc tế, nhiều sản phẩm đã đạt giải cao tại các cuộc thi quốc tế, được chọn làm quà tặng cho hội nghị APEC năm 2017, góp phần thúc đẩy sản xuất chè của tỉnh cũng như đối với ngành chè cả nước.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự phiên Đại hội Đại biểu tỉnh Thái Nguyên, thăm sản phẩm đạt OCOP
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển nhanh theo hướng quy mô trang trại, an toàn sinh học; hiện nay, Thái Nguyên có tổng đàn và sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm lớn thứ 2 trong số các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc; chương trình “mỗi xã một sản phẩm” được triển khai thực hiện tốt, trong năm 2020, tỉnh sẽ có trên 50 sản phẩm OCOP, trong đó có sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 5 sao (sản phẩm OCOP quốc gia).
Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy chưa thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư như lĩnh vực công nghiệp, song vẫn có bước phát triển khá mạnh với tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 4,5% (cao hơn bình quân chung của cả nước), góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập cho gần 70% người dân trên địa bàn tỉnh;
Bà Nguyễn Thanh Hải, bí thư tỉnh Thái Nguyên thăm Viện nghiên cứu phát triển Lâm nghiệp- ĐH Nông lâm Thái Nguyên
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục khẳng định và giữ vị trí là ngành sản xuất quan trọng, không chỉ là “bệ đỡ” của nền kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định xã hội, đặc biệt trong bối cảnh của dịch Covid-19 kéo dài;
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm gian hàng trưng bày thương hiệu chè đạt tiêu chuẩn quốc tế.