Chuyển đổi số l nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng để xây dựng nền hnh chính chuyên nghiệp, hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số, ngày 31/12/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề đầu tiên về chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; theo đó Thái Nguyên là 1 trong 6 tỉnh, thành phố đầu tiên sớm ban hành được Nghị quyết của Ban Chấp hành Tỉnh ủy để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công cuộc chuyển đổi số của địa phương; nhằm khẳng định quyết tâm tận dụng cơ hội từ chuyển đổi số để bứt phá, đổi mới căn bản, toàn diện công tác quản lý, điều hành của nhà nước tiến tới xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường; phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du miền núi phía Bắc, đến năm 2025 thuộc nhóm và đến năm 2030 nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Chỉ sau 1 năm thực hiện Nghị quyết về chuyển đổi số, Thái Nguyên đã có cú cất cánh ngoạn mục trên bảng xếp hạng. Nếu như trước đó, năm 2020, tỉnh Thái Nguyên vẫn đứng thứ 44/63 trên bảng xếp hạng Vietnam ICT Index thì năm 2021, Thái Nguyên đã xếp thứ 12/64 tỉnh thành trên cả nước về chuyển đổi số; trong đó, chỉ số về chính quyền số xếp thứ 3 toàn quốc. Mức độ sẵn sàng bảo đảm an toàn thông tin mạng của tỉnh Thái Nguyên thuộc nhóm 7 địa phương xếp loại A (quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức tốt), nhóm dẫn đầu cả nước. Toàn tỉnh đã cung cấp 100% thủ tục hành chính cấp độ 4 trên cổng dịch vụ công của tỉnh và tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia; 100% các hệ thống thông tin, nền tảng số dùng chung được phát triển và khai thác hiệu quả, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, 100% cuộc họp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND đều triển khai giải pháp phòng họp không giấy; hệ thống quản lý văn bản đi - đến và điều hành đã gửi, nhận trên 2 triệu văn bản điện tử (ước tính tiết kiệm khoảng 8 tỷ đồng tiền gửi/nhận văn bản qua đường bưu điện), hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai, đến nay trên địa bàn tỉnh đã đầu tư, xây dựng phòng họp trực tuyến tại các phòng họp ở cấp tỉnh; 09/09 huyện, thị xã, thành phố; 178/178 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh, phục vụ trên 250 cuộc họp; xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm điều hành thông minh (IOC); đưa vào sử dụng phần mềm "Sổ tay Đảng viên điện tử"; chính thức khai trương mạng 5G đầu tiên tại Thái Nguyên… Phần mềm ứng dụng công dân Thái Nguyên “C-ThaiNguyen” được đưa vào sử dụng từ tháng 6/2021 đến nay đã có hơn 200 nghìn lượt cài đặt, số người đăng ký tài khoản trên hệ thống là 67.281 tài khoản. Hệ thống phản ánh hiện trường trên ứng dụng C-ThaiNguyên đã tiếp nhận 727 phản ánh, xử lý 453 ý kiến phản ánh của người dân, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, góp phần làm tốt công tác quản lý của các ngành, chính quyền địa phương... Đặc biệt, Chiến dịch tiếp sức, hỗ trợ cho hơn 11.000 người Thái Nguyên ở 22 tỉnh, thành phố vùng dịch phía Nam trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư với tổng số tiền hỗ trợ trên 23 tỷ đồng đã được thực hiện trong thời gian ngắn nhất. Cùng với ứng dụng C-ThaiNguyen, việc phát triển nền tảng xã hội số với tên gọi "Thai Nguyen ID" đã hỗ trợ tích cực vào việc định danh chính xác từng người dân Thái Nguyên trên không gian số, đơn giản hóa và thuận tiện trong việc thực hiện các dịch vụ công một cửa là “cánh tay nối dài” giúp tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân, góp phần quan trọng vào thực hiện thành công chương trình chuyển đổi số và thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính của tỉnh.
Bên cạnh đó, việc được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định bổ sung Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ thông tin tập trung Quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 tiếp tục là bước tiến chiến lược trong chuyển đổi số của tỉnh thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Để Thái Nguyên đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong suốt hơn 1 năm thực hiện nghị quyết chuyên đề của tỉnh về chuyển đổi số trước tiên phải kể tới sự thống nhất cao, sự đồng lòng quyết tâm và ý chí mãnh liệt của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đặc biệt là từ nhận thức đúng đắn của người đứng đầu các cơ quan, ban ngành, đoàn thể đến sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của người dân. Sự ủng hộ của các bộ, ngành, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Với những kết quả như vậy “hành trình chuyển đổi số” mà Thái Nguyên đã lựa chọn và đang thực hiện sẽ đưa địa phương tiến lên, hòa nhịp cùng sự phát triển là nền tảng, động lực quan trọng, góp phần xây dựng Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du miền núi phía Bắc, với mục tiêu đến năm 2025 thuộc nhóm tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, tạo tiền đề đến năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực Trung du miền núi phía Bắc và vùng thủ đô Hà Nội.