Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới mọi ngnh nghề, địa phương, kéo l i sự phát triển trong ngắn v cả di hạn. Để chủ động thích ứng với tình hình mới, Thanh Ha đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khoa học, sát thực tế vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.
Trong thời đại công nghệ số, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào làm việc và cả đời sống là xu thế mới phải tận dụng, nắm bắt từ sớm, triển khai sâu, rộng, có hiệu quả. Đặc biệt, giữa lúc dịch bệnh làm chia cắt việc di chuyển, đi lại, Cổng thông tin phòng, chống Covid-19 tỉnh Thanh Hóa ra đời, cung cấp các chức năng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành về phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh cũng như cung cấp nhanh và kịp thời các thông tin về tình hình dịch bệnh đến với người dân.
Cổng thông tin có tên miền: covid19.thanhhoa.gov.vn và ứng dụng giao diện trên máy tính cũng như trên các thiết bị di động thông minh, có nhiều tiện ích thông qua các lớp dữ liệu thông tin như: bản đồ cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh; bản đồ kiểm soát tình hình dịch bệnh được tích hợp với bản đồ hành chính của từng địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thông tin đầy đủ, chi tiết về khu cách ly, địa điểm bán hàng hóa thiết yếu online; các khu vực phong tỏa, trạm y tế, chốt kiểm dịch, các cơ sở xét nghiệm, các khu vực có địa điểm phong tỏa, chức năng camera giám sát, chức năng họp trực tuyến… Ứng dụng này còn có chức năng tiếp nhận phản ánh người dân thông qua nhận nhắn tin trực tiếp qua ứng dụng Zalo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa.
Cho tới nay, Thanh Hóa đã kiểm soát tốt được dịch Covid-19, hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng tới các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Ngày 7/10, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến bàn giải pháp khôi phục du lịch Thanh Hóa trong trạng thái bình thường mới.
Để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch an toàn vừa phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Thanh Hóa đã xác định lộ trình mở cửa từng bước, theo tiêu chí “An toàn đến đâu mở đến đó, mở cửa phải an toàn”. Trước hết là khách du lịch nội tỉnh với các “điểm xanh”, tiếp đến là khách du lịch tỉnh ngoài đến từ các “vùng xanh”; sau đó sẽ mở ra đón khách du lịch trong nước và quốc tế khi đạt được “miễn dịch cộng đồng” với độ bao phủ của vắc xin phòng Covid-19 trong cả nước và trên thế giới.
Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Thời gian qua, Thanh Hóa phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là đại dịch Covid-19 nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã dự báo sát đúng tình hình, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo và mạnh mẽ các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm từ sớm, từ xa, hướng mạnh về cơ sở; cùng với sự nỗ lực của các cấp, ngành, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh nên kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn giữ được ổn định và tiếp tục phát triển….
Thanh Hóa đã thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống Covid-19, vừa duy trì được phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng ước đạt 8,06%, thuộc nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước… Đặc biệt, đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành Trung ương báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV tới đây…
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 được thực hiện đầy đủ, kịp thời. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được tăng cường.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải có một “tâm thế mới” để tiếp tục kiên trì, kiên định, kiên quyết thực hiện thành công “mục tiêu kép”. Trong đó, quan tâm đến phát triển nông nghiệp, tăng cường sản xuất cây trồng vụ đông và các sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Đối với phát triển công nghiệp cần phải tranh thủ thời cơ để tập trung phát triển phấn đấu đạt % trở lên. Về dịch vụ - thương mại cần có các giải pháp khôi phục du lịch Thanh Hóa trong trạng thái bình thường mới; quan tâm đến đầu tư xây dựng…Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh cần phải xác định làm nông thôn mới không chỉ làm hạ tầng, mà quan trọng là phải tạo ra một không gian kinh tế ở nông thôn, để cho kinh tế phi nông nghiệp phát triển…
Thanh Hóa cần phải thực hiện thành công ba đột phá chiến lược như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nêu. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, trước mắt là lãnh đạo tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phải bảo vệ thành công Nghị quyết đặc thù trước Quốc hội… Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thực hiện khởi công một số dự án mới có tính chất liên vùng tạo động lực lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Có chiến lực cụ thể, rõ ràng để từng bước giải bài toán lao động tự do, chưa qua đào tạo. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về văn hóa - xã hội gắn với bảo vệ môi trường bền vững; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh - trật tự trên địa bàn.