Ngy 18/3, thng tin từ Cng an tỉnh Thanh Ha cho biết, lực lượng cảnh sát mi trường đang tích cực điều tra, lm r nguyên nhân cá chết hng loạt trên sng Chu, thuộc địa bn huyện Thọ Xuân.
Ngay khi nắm được thông tin, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường ghi nhận thực tế; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa tiến hành lấy mẫu nước, mẫu cá chết để điều tra, làm rõ xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt.
Cá chết đồng loạt khiến người dân điêu đứng
Đồng thời, phối hợp với Công an huyện Thọ Xuân chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các đối tượng lợi dụng để tập trung khiếu kiện đông người, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn.
Như đã đưa tin trước đó, rạng sáng 16/3, các hộ dân nuôi cá lồng ở xã Xuân Thiên phát hiện cá nuôi có hiện tượng vùng vẫy bất thường. Từng đàn cá đua nhau ngoi lên mặt nước rồi chết nổi trắng bụng.
Cơ quan chức năng ghi nhận hiện trường, lấy mẫu nước, cá để phân tích nguyên nhân
Nhiều hộ nuôi cá lồng trên sông Chu (đoạn qua địa bàn huyện Thọ Xuân) đang rơi vào cảnh trắng tay khi cá lồng bất ngờ chết hàng loạt chỉ sau một đêm. Cụ thể, ở xã Thọ Dân có 11 hộ có cá bị chết với tổng thiệt hại là 2670 kg; xã Thọ Hải có 10 hộ có cá chết với tổng thiệt hại là 25 kg; xã Xuân Thiên có 21 hộ có cá chết với tổng thiệt hại là 5940 kg.
“Chỉ trong vài giờ, cá chết gần như sạch trơn lồng bè, không còn một mống…”, anh Nguyễn Văn Tuấn, ở thôn Quảng Ích nói và cho hay, hôm nay nguồn nước đục và có mùi hôi thối bất thường. Gia đình anh Tuấn có 4 lồng nuôi với khoảng 700kg cá trắm, đều chết hết. Đây là hộ có số lượng cá chết nhiều nhất ở xã Xuân Thiên, mỗi con có trọng lượng 1,5-2,5kg. Khoảng 20 gia đình nuôi cá lồng trong vùng cũng ghi nhận hiện tượng tương tự.
Thấy cá chết, người dân dùng sào quẫy nước sục khí hoặc đào hố cát ven bờ bắt cá ra khỏi lồng, nhưng gần như không cứu được con nào.
Cả buổi sáng, dân chài ở Xuân Thiên nhốn nháo, hò nhau vớt số cá chết loại lớn mang đi bán rẻ ở các khu chợ nhỏ quanh vùng. “Chúng tôi chấp nhận bán tháo mong vớt vát chút vốn, nhưng chỉ bán được số lượng hạn chế vì nhiều người sợ không dám ăn…”, một phụ nữ cho hay.
Người dân nghi ngờ cá chết hàng loạt do một số nhà máy sản xuất giấy, mía đường, tinh bột sắn… đặt ở gần đó xả thải ra môi trường. Tại một số vị trí cống xả ven bờ sông, chúng tôi ghi được hình ảnh mặt sông sủi bọt trắng xoá, nước có màu đen khác thường.
Ông Nguyễn Duy Nam, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Thiên cho hay, cả xã có 20 hộ nuôi cá lồng tại các thôn Quảng Ích, Quảng Phúc và Hiệp Lực. Số liệu thống kê sơ bộ ở địa phương đến trưa cùng ngày, có khoảng 10 tấn cá đã chết. Theo ông Nam, vài năm trước cá lồng nuôi của bà con cũng chết nhưng chưa bao giờ nhiều như lần này.
Không chỉ cá nuôi mà nhiều loài hải sản sinh sống tự nhiên trên sông Chu cũng chết dạt vào bờ. Ngoài địa bàn xã Xuân Thiên, tại các xã Thọ Hải, thị trấn Lam Sơn cũng ghi nhận tình trạng cá chết rải rác, kéo dài 5-7km.