Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, sự phân công của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2023, Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam đã đồng chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản đồng thời xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản.
Thông tin về những nhiệm vụ trọng tâm của Cục Địa chất và Cục Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Trần Phương cho biết, năm 20, cơ quan này sẽ nỗ lực hoàn thiện việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được giao; quyết tâm sớm hoàn thiện hồ sơ Luật Địa chất và Khoáng sản, để trình Quốc hội thông qua vào tháng 10/20.
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, sự phân công của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2023, Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam đã đồng chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản đồng thời xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản.
Trên cơ sở ý kiến của ban soạn thảo, tổ biên tập cùng với ý kiến của các bộ, ban, ngành, địa phương, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, ngày 22/12 vừa qua, Cục Khoáng sản Việt Nam đã hoàn thiện hồ sơ luật và báo cáo lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đến ngày 28/12/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Bộ Tư pháp đề nghị thẩm định dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.
Cũng trong năm 2023, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường về triển khai thực hiện các "cơ chế đặc thù" về khai thác vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án giao thông trọng điểm, Cục Khoáng sản Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải, UBND các địa phương có dự án để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện.
Cục Khoáng sản Việt Nam đã tham mưu Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP và Nghị quyết số 47/NQ-CP liên quan đến thí điểm về tháo gỡ khó khăn cấp phép khai thác các mỏ đất đắp phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết.
Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, mục tiêu đến năm 2030, cả nước sẽ phấn đấu có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc, trong đó đến năm 2025 hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Tuy nhiên, việc triển khai đồng loạt các dự án trong thời gian qua đã dẫn đến khan hiếm nguồn cung do các mỏ vật liệu khai thác chỉ phục vụ cho nhu cầu thông thường tại địa phương.
Để tháo gỡ khó khăn, trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều "cơ chế đặc thù" liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn về thủ tục cấp phép, khai thác mỏ,… để cung cấp vật liệu cho các dự án trọng điểm.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng với việc thực hiện dự án điều tra tài nguyên cát biển để phục vụ các dự án công trình giao thông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cục Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứu đề xuất trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản 1 điều quy định riêng về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Theo đó, dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đã làm rõ khái niệm khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (bao gồm cả các loại đất đồi, đất san lấp, đất đá bóc của mỏ,...) đồng thời đề xuất Chính phủ quy định việc khai thác, sử dụng đối với các loại khoáng sản này theo hướng đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính, phù hợp với loại hình khoáng sản, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Trong khi chờ Luật Địa chất và Khoáng sản được thông qua, để tháo gỡ vướng mắc đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và triển khai các nghị quyết của Quốc hội về "áp dụng cơ chế đặc thù", Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Khoáng sản cũng đã bổ sung quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ công trình, dự án quan trọng Quốc gia.