Chảo lửa Trung Đng lun hừng hực. Xung đột dai dẳng. Giao tranh triền miên. Cuộc chiến huynh đệ tương tn giữa ba tn giáo lớn. C thể hiểu bản chất vấn đề một cách đơn giản hơn?
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa thông qua kế hoạch xây dựng khu định cư mới cho người Do Thái ở khu vực Bờ Tây
1. Kế hoạch xây dựng khu định cư mới cho người Do Thái ở khu Bờ Tây mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông qua mới đây đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế. Cụ thể, theo Bộ Xây dựng và Nhà ở Israel, khu định cư mới có tên Givat Eitam sẽ nằm ở phía Đông bức tường an ninh với 2.500 đơn vị nhà ở.
Và để thực hiện kế hoạch, điều chính quyền Tel Aviv đang làm là chiếm phần đất thuộc quyền kiểm soát của Palestine, nằm cạnh khu định cư bất hợp pháp Efrat (thành lập năm 1983) để xây dựng một con đường độc đạo nối Efrat với Givat Eitam. Như vậy, khi hoàn thành, nó sẽ đẩy Bethlehem (thành phố của Palestine nằm ở miền trung Bờ Tây) vào thế bị bao vây hoàn toàn và cản trở sự phát triển của thành phố này.
Ngày /8, Thủ tướng Palestine Rami Hamdallah ra tuyên bố lên án kế hoạch của Israel. Giới quan sát thì nhận định, khi nỗ lực chiếm đất Palestine của chính quyền ông Netanyahu tiến thêm một bước, đồng nghĩa với việc hòa bình cho “chảo lửa” Trung Đông sẽ tiếp tục là… ước mơ xa vời!
2. Trước khi biết đến Trung Đông nóng bỏng bởi xung đột, chiến tranh dai dẳng, với những đứa trẻ, đó chỉ là một Trung Đông huyền ảo qua lời kể của nàng Sheherazade xinh đẹp trong tập truyện dân gian nổi tiếng “Nghìn lẻ một đêm”.
Theo các nhà nghiên cứu, Trung Đông là một phân miền lịch sử và văn hóa của vùng Phi - Âu - Á, bao gồm nhiều nền văn hóa và các nhóm dân tộc riêng biệt. Trong mắt người phương Tây, khu vực này được biết đến như một vùng cộng đồng đa số người Hồi giáo Arập (chiếm đến 90%); song thực tế nơi đây là khởi nguồn và là trung tâm tôn giáo của cả đạo Hồi, Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo.
Về mặt địa lý, khó có thể xác định được đường biên giới chính xác của Trung Đông. Thế nhưng, khu vực này thường được phân chia (một cách tương đối), bao gồm: Bahrain, Kypros (Síp), Ai Cập, Iran (Ba Tư), Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Qatar, Arập Saudi, Syria, Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UAE), Yemen, Bờ Tây và Dải Gaza.
Jerusalem - thánh địa thiêng của 3 tôn giáo lớn tại Trung Đông lại là nơi chứng kiến những cuộc chiến đẫm máu
3. Theo các nhà nghiên cứu, rốn dầu Trung Đông vốn được xem là “chảo lửa”, bởi những cuộc chiến dai dẳng, xung đột chất chồng, mâu thuẫn mang màu sắc tôn giáo, lãnh thổ và sắc tộc phức tạp khó hòa giải. Nơi đây chứng chiến biết bao cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa đạo Hồi, đạo Thiên Chúa, và Do Thái giáo nhằm tranh giành Jerusalem - “Thành phố của hòa bình”, nơi được coi là “thánh địa” trong đức tin của cả 3 tôn giáo ở khu vực Trung Đông này.
Đối với người Thiên Chúa Giáo, Jerusalem là nơi chúa Jesus qua đời và còn lưu lại rất nhiều thánh tích cổ tại đây. Người Hồi Giáo xem Jerusalem là nơi nhà tiên tri Mohammed bay về trời trong khi người theo Do Thái Giáo xem Jerusalem là nơi chứa đựng bản sắc của toàn bộ dân tộc Do Thái, là nơi có đền thờ thiêng liêng của vua Salomon. Soi xung đột Israel - Palestine dưới ba lăng kính, Ngọc Ân, PL TPHCM số ra ngày 3/8/2014 |
Thế nhưng, thực chất của vấn đề hòa bình ở Trung Đông lại nằm trong mối quan hệ “đặt trên thùng thuốc súng” giữa Israel và Palestine, hay nói cách khác, đó là cuộc xung đột giữa người Arập (nói chung, và ở Palestine nói riêng) và người Do Thái.
Tất nhiên, để nắm bắt tường tận, cặn kẽ xung đột giữa hai dân tộc láng giềng - cuộc xung đột dai dẳng và được xem là dễ bùng phát nhất thế giới, chúng ta sẽ buộc phải ngược dòng lịch sử về thời cổ đại, mà khi đó miền đất bao quanh Israel và các vùng lãnh thổ của Palestine đã nhiều lần bị đánh chiếm rồi tái chiếm, với những chi tiết về một nhà nước Do Thái (thời cổ đại) chủ yếu được dẫn giải thông qua các ghi chép trong kinh thánh và lịch sử cổ điển.
4. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, căn nguyên của cuộc xung đột dai dẳng, không hồi kết giữa Israel và Palestine bắt nguồn từ sự tranh chấp dải đất nằm giữa bờ đông Địa Trung Hải và sông Jordan. Trong khi Palestine cho rằng, chính Israel đã “cướp đất” của mình; thì ngược lại, Israel tuyên bố đây vốn là đất đai của tổ tiên người Do Thái mà đã được ghi nhận trong lịch sử cổ đại cũng như Kinh Thánh, và theo họ, chiến tranh do chính người Arập gây nên.
Trong khi thực tế, lịch sử vùng đất này thuộc về người Arập, người Do Thái chỉ bắt đầu “hồi hương” về Palestine từ năm 1917 theo kế hoạch của Anh khi đó nắm quyền ủy trị Palestine. Cụ thể khi ấy, Ngoại trưởng Anh Arthur Balfour đã tích cực xúc tiến thành lập Palestine cho người Do Thái thông qua một bức thư được coi là Tuyên ngôn Balfour.
Đến ngày 29/11/1947, LHQ thông qua Nghị quyết xóa bỏ quyền ủy trị của Anh ở Palestine và chia cắt vùng đất Palestine thành hai quốc gia độc lập, của người Arập (đó là Nhà nước Palestine) và người Do Thái. Và tất nhiên điều này đã khiến Palestine cũng như một số nước Arập khác bất bình cho rằng, LHQ và phương Tây quá thiên vị Israel và “ưu ái” người Do Thái khi chia cho họ một phần đất gấp đôi (tính theo mật độ dân số) bởi ở thời điểm đó, số người Arập sống ở vùng đất này gấp đôi số người Do Thái hồi hương.
Trong khuôn khổ Chương trình phục quốc Do Thái vào những năm 1920, 1930, hàng trăm nghìn người Do Thái đã từ Anh trở về nhà nước Palestine do Anh ủy nhiệm dành cho nguời Do Thái. Năm 1922, một cuộc điều tra dân số do Anh tiến hành cho thấy, số người Do Thái đã chiếm tới 11% trong tổng số 750.000 cư dân sống trong Palestine. Và trong vòng năm, đã có có tới hơn 300.000 người nhập cư Do Thái vào Palestine. Chương trình này làm cộng đồng người Arập hết sức bất bình. Sự xung đột giữa người Arập và Do Thái bắt đầu bằng các cuộc đụng độ xảy ra vào tháng 8/1929. Khoảng 133 người Do Thái bị người Palestine sát hại và 110 người Palestine bị cảnh sát Anh bắn chết. Nhiều phong trào độc lập, phong trào giải phóng đã được thành lập tại Palestine như: Phong trào Giải phóng quốc gia - FATAH (thành lập năm 1959), Tổ chức Giải phóng Palestine - PLO (1964), Tổ chức Jihad Hồi giáo (những năm 1980), Phong trào Hamas (1987)... Mặc dù tư tưởng và phương thức đấu tranh của mỗi tổ chức có thể khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng của họ đều là giải phóng Palestine, thành lập nhà nước Palestine độc lập. Trong số đó, PLO do Chủ tịch Yasser Arafat (1929-2004) lãnh đạo, bằng hình thức đấu tranh bất bạo động đã gây sự chú ý và quan tâm đặc biệt đối với toàn thế giới về vấn đề Palestine. Năm 1974, PLO được LHQ công nhận như là một tổ chức đại diện hợp pháp cho người Palestine. Và đến ngày 9/9/1993, Thủ tướng Israel khi đó, ông Yitzhak Rabin đã chính thức công nhận PLO là đại diện hợp pháp của người Palestine, đồng thời khẳng định chính phủ nước này sẽ đàm phán trực tiếp với PLO trong tiến trình hòa bình Trung Đông. |
Israel - Palestine: Mối quan hệ trên thùng thuốc súng
5. Sáu cuộc chiến tranh đã nổ ra, cùng với hàng chục cuộc xung đột, đụng độ trên quy mô vừa và nhỏ do người Arập (ở Palestine và các nước Arập khác trong khu vực Trung Đông) khởi xướng nhằm phản đối nghị quyết nói trên của LHQ. Đây chính là lý do để người Do Thái (ở Israel) đổ lỗi cho cho người Arập khi họ trở thành mục tiêu chính của các vụ tấn công.
Bằng súng đạn, giao tranh liên miên, Palestine và Israel luôn tìm cách khẳng định nguồn gốc cũng như sự sở hữu hợp pháp vùng đất nhỏ bé nằm giữa Địa Trung Hải và sông Jordan. Một lệnh ngừng bắn vô thời hạn tại dải Gaza có hiệu lực từ 16h00 GMT ngày 26/8/2014 (23h00 giờ Việt Nam) tưởng chừng có thể hóa giải hận thù, mở đường cho hòa bình trong tương lai của khu vực Trung Đông, song thực tế gần như lại chỉ có giá trị trên giấy tờ…
(Còn tiếp)
Mời đón đọc Israel kiên trì “chia đôi Bờ Tây” (P.2) - Thủ tướng Netanyahu hứa lời... gió thoảng mây trôi trên Công lý vào ngày 17/8/2016.