Giáo dục

Thiết thực từ mô hình giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh

Nguyễn Liên 05/01/2025 - 07:41

Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, góp phần hình thành nét văn hóa, phẩm chất quý báu và có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ trẻ hôm nay.

Hoạt động này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, xuyên suốt từ gia đình, nhà trường đến cộng đồng, xã hội. Trong đó, giáo dục đạo đức gắn chặt với giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động hướng nghiệp.

Trong bối cảnh công nghiệp hoá, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, coi trọng, phát triển phẩm chất, năng lực của người học trở thành xu thế tất yếu và phổ quát của mọi nền giáo dục trên toàn thế giới. Xu thế đó đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những công dân thế kỉ XXI có đầy đủ những phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của đời sống, xã hội và hội nhập quốc tế, bao gồm: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể, phù hợp với bốn trụ cột giáo dục theo quan niệm của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung và yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh ở cả tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông được thể hiện ở kết quả đầu ra gồm 05 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: “Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.

7975656e-01b6-4345-ae0c-5b87b612c96c-5202.jpg
Tỉnh Thái Nguyên xác định giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng đối với các thế hệ học sinh

Tại Thái Nguyên, thực hiện Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 14/4/2021 của UBND tỉnh về tổ chức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử cho học sinh phổ thông tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó các văn bản ban hành cho tất cả lứa tuổi được đặc biệt quan tâm. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa ngành Giáo dục với các ban, sở, ngành liên quan trong việc thực hiện công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử cho học sinh.

Qua đó, giúp nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về công tác giáo dục đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử từ gia đình đến nhà trường và xã hội, góp phần phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; hình thành nét văn hóa, phẩm chất nổi bật của học sinh tỉnh Thái Nguyên.

nvx-1.jpg
Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân- TP. Thái Nguyên trong năm qua được đánh giá là ngôi trường có bề dày thành tích dạy, học. Kỹ năng sống, giáo dục tư tưởng đạo đức luôn được nhà trường đầu tư, quan tâm trong các bài học trên lớp và hoạt động thực tế sinh động

Tỉnh Bắc Giang là gồm 08 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, có 209 xã, phường, thị trấn. Toàn tỉnh hiện có 762 trường, trung tâm và 301 cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục. Toàn tỉnh có 7 trường chuẩn quốc gia mức độ 1 (đạt 95,1%), 199 trường chuẩn quốc gia mức độ 2 (đạt 26,5%)

Những năm gần đây, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp, hỗ trợ các nguồn lực trong xã hội.

bg1.jpg
Tại Bắc Giang mô hình giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh được phổ biến sâu rộng các bậc học trên địa bàn tỉnh

Việc tuyên truyền, tìm hiểu, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập lý luận chính trị cho thanh niên, học sinh được thực hiện thông qua hình thức hội nghị học tập chuyên đề quy định tối thiểu 02 chuyên đề/năm tìm hiểu về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; 100% học sinh các trường THCS, THPT tham gia cuộc thi "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Sở GDĐT phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội LHTN Bắc Giang tổ chức Hội thi Tin học trẻ tỉnh Bắc Giang lần thứ XXVI năm 20 qua đó nhằm tạo sân chơi bổ ích, khuyến khích, thúc đẩy phong trào nghiên cứu, ứng dụng và sáng tạo trong học sinh.

Đến nay, 100% các trường học trên địa bàn tỉnh đã xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học và trên không gian mạng, 100% các trường phổ thông thành lập tổ Tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh.

95fd5b005aa695f8ccb7.jpg
Lan tỏa tích cực từ hoạt động sinh hoạt dưới cờ của ngành giáo dục huyện Việt Yên (Bắc Giang) đẩy mạnh hoạt động của Đoàn, Hội, Đội góp phần hình thành, phát huy phẩm chất tốt đẹp cho học sinh…

Có thể thấy, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trong đó đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trong đó có học sinh luôn được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, các gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm.

Nền tảng bảo đảm giá trị bền vững của giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các em thông qua chương trình hành động đa dạng, thiết thực và hiệu quả. Nội dung giáo dục hiện nay đều được giảng dạy sinh động, thực tế đời sống, gắn liền các giá trị đạo đức của dân tộc, xây dựng ý thức kỷ luật, hình thành kỹ năng sống và phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thiết thực từ m hình giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh