Xã hội

Thời gian tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp tại trọng tài

Minh Đức 04/04/2025 - 11:45

Việc các bên, vì nhiều lý do hợp lý hoặc không hợp lý, xin hoãn phiên họp khiến tiến độ giải quyết tranh chấp kéo dài.

Sáng 4/4, trong nội dung Diễn đàn khoa học về Trọng tài – Hòa giải 2025 diễn ra tại trụ sở Trường Đại học Luật TP.HCM, ở Phiên toàn thể với chủ đề: “Quản trị thời gian trong tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp tại trọng tài” đã được trình bày sôi nổi bởi 3 chuyên gia.

phien-1-p22769.jpg
Phiên toàn thể với chủ đề: “Quản trị thời gian trong tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp tại trọng tài”.

Phiên toàn thể được điều phối bởi Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng - Giám đốc ADR Vietnam Chambers LLC, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Hòa giải viên Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) cùng sự tham gia của 3 chuyên gia.

Đó là Luật sư Lương Văn Lý - Cố vấn Cao cấp Công ty Luật TNHH Global Vietnam Lawyers, Trọng tài viên VIAC; Luật sư Nguyễn Quốc Vinh - Luật sư sáng lập Công ty Luật TNHH Scientia, Trọng tài viên VIAC, Hoà giải viên VMC và Luật sư Vũ Lê Bằng - Luật sư Điều hành Công ty Luật TNHH Nishimura & Asahi Việt Nam.

Theo đó, phiên này tập trung phân tích, trao đổi, phản biện và kiến nghị về các chủ điểm gồm: Giới hạn thời lượng, số lượng phiên họp và phân chia thời gian tổ chức phiên họp hiệu quả; vấn đề hoãn phiên họp, ảnh hưởng và các cân nhắc. Cuối cùng là xử lý việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mới tại phiên họp.

ls-dung-p22822.jpg
Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng - Giám đốc ADR Vietnam Chambers LLC, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Hòa giải viên Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC).

Các chuyên gia nhận định, hiện nay quy định pháp luật ở hầu hết các quốc gia hay quy tắc trọng tài của các trung tâm trọng tài đều không đặt ra giới hạn cụ thể về số lượng và thời gian tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp.

Xét về ưu điểm, điều này giúp các bên có nhiều thời gian chuẩn bị, trình bày các luận điểm, thu thập chứng cứ, tuy vậy lại gián tiếp tạo nên những khuyết điểm khiến tính hiệu quả của trọng tài giảm xuống.

Bên cạnh việc tổ chức phiên họp nhiều lần, vấn đề về hoãn phiên họp cũng là nội dung được thảo luận sôi nổi tại phiên làm việc.

ly-p22807.jpg
Luật sư Lương Văn Lý - Cố vấn Cao cấp Công ty Luật TNHH Global Vietnam Lawyers, Trọng tài viên VIAC.

Tại phiên toàn thể, các chuyên gia đều đồng tình, yêu cầu hoãn phiên họp thời gian qua ngày càng trở nên phổ biến. Việc các bên, vì nhiều lý do hợp lý hoặc không hợp lý, xin hoãn phiên họp khiến tiến độ giải quyết tranh chấp kéo dài.

Nhằm giải quyết vấn đề này, quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010 (khoản 6 Điều 21 và Điều 57) và Quy tắc Trọng tài VIAC (Điều 26, 38) quy định khá chi tiết về tính hợp lệ của yêu cầu hoãn và quyền quyết định của Hội đồng Trọng tài với yêu cầu này.

Tuy nhiên, thực tế áp dụng lại phát sinh nhiều vấn đề, buộc Hội đồng Trọng tài phải cân nhắc các yếu tố cần thiết để vừa không đảm bảo mất công bằng với các bên nhưng cũng tránh trì hoãn quá trình giải quyết tranh chấp.

Sau cùng, với mục tiêu làm rõ các yếu tố gây ảnh hưởng đến việc tổ chức hiệu quả phiên họp, các chuyên gia cũng đưa ra những thực tiễn và đánh giá về vấn đề nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ ngay tại phiên họp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thời gian tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp tại trọng ti