Luật Biên phng Việt Nam: Cần bổ sung hnh vi nghiêm cấm phá hoại cột mốc biên giới

Nhm PV| 16/06/2020 16:22
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo ĐBQH Nguyễn Thị Xuân (đon Đắk Lắk), cốt li của dự thảo Luật Biên phng việc xây dựng v bảo vệ biên giới rất quan trọng v cột mốc biên giới l biểu tượng thể hiện chủ quyền quốc gia, vì thế, dự thảo Luật phải thể hiện được vấn đề mấu chốt ny.

Thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam, hầu hết các ĐBQH đều tàn thành cần thiết phải ban hành Luật. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng ra đời cách đây hơn 20 năm trong điều kiện, bối cảnh lịch sử hoàn toàn khác với hiện nay.

Hơn 60 năm qua, Bộ đội Biên phòng đã và đang áp dụng có hiệu quả các hình thức, biện pháp công tác biên phòng trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự ở khu vực biên giới. Tuy nhiên, hiện nay các nội dung trên chưa được quy định trong Luật Biên giới quốc gia, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng và các văn bản pháp luật liên quan, do đó chưa có cơ sở pháp lý để các cơ quan, lực lượng chức năng và Bộ đội Biên phòng thực thi nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

Do đó, các đại biểu cho rằng việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam được nhận định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần thiết; đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới trong tình hình mới.

Ghi nhận địa vị pháp lý chính danh của Bộ đội Biên phòng

Theo ĐBQH Dương Minh Tuấn (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu), những năm qua, Bộ đội Biên phòng đã góp công lớn cùng chính quyền địa phương, công an và các lực lượng khác gìn giữ an ninh trật tự, canh giữ biên giới đất liền, biên giới trên biển hàng giờ, hàng ngày, hàng đêm.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lực lượng biên phòng đã cùng các tỉnh, thành phố kiểm soát, phòng, chống dịch. Quá trình xây dựng luật đã được lấy ý kiến rất kỹ. Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố đều tổ chức hội thảo và có ý kiến góp ý.

Các Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội cũng tổ chức lấy ý kiến về nội dung này.

Đại biểu Dương Minh Tuấn cho rằng việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam sẽ góp phần ghi nhận địa vị pháp lý chính danh của Bộ đội Biên phòng.

ĐBQH Trần Văn Quý (đoàn Hưng Yên) đồng tình với tên gọi là Luật Biên phòng Việt Nam. Về chức năng nhiệm vụ, đại biểu cho rằng, "nhiệm vụ biên phòng là của lực lượng vũ trang nhân dân" được nêu trong dự thảo Luật chưa khái quát được hết phạm vi, trong khi bảo vệ biên giới là cả hệ thống chính trị và nhân dân, nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân.

Đại biểu Trần Văn Quý cho rằng, mọi công dân Việt Nam đều có trách nhiệm bảo vệ biên giới và Nhà nước có chính sách tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực. Công tác bảo vệ biên giới cần lưu ý ưu tiên việc quan tâm hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số để họ bám đất, bám rừng, bám biên cương, yên tâm sinh sống gắn với bảo vệ biên giới.

Đại biểu Phạm Tất Thắng (đoàn Vĩnh Long) cho rằng, việc nâng cấp, ban hành Luật Biên phòng Việt Nam thay thế Pháp lệnh Biên phòng sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế đối với lực lượng biên phòng trong thực thi nhiệm vụ.

“Với vị trí địa lý nước ta có đường biên giới trên bộ, trên biển dài nên cần thiết phải có Luật để thực hiện. Luật Biên phòng Việt Nam ra đời là việc làm cần thiết và hoàn thiện pháp luật của đất nước”, đại biểu Thắng nói.

Tuy nhiên trái với ý kiến đại biểu Quý, đại biểu Thắng đề nghị xem lại tên gọi Luật Biên phòng Việt Nam, vì nếu giữ nguyên tên dự thảo “Luật Biên phòng Việt Nam” thì phải bổ sung rất nhiều nội dung liên quan đến “xây dựng biên giới quốc gia, khu vực biên giới” và “chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng thực thi pháp luật ở biên giới”.

“Cần xem xét tên gọi Luật Biên phòng Việt Nam trong sự thống nhất phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, như Luật Công an nhân dân, Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Hải quan, Kiểm ngư, Kiểm lâm…, nếu không sẽ dẫn tới sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật”, đại biểu Thắng bày tỏ.

 Cần quy định nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan

ĐBQH Vũ Xuân Cường (đoàn Lào Cai) nhất trí cao việc nâng cấp Pháp lệnh Biên phòng lên thành Luật Biên phòng và mong muốn Luật sớm được thông qua để bảo vệ biên giới, xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ biên giới trong tình hình mới. Luật giúp cụ thể hóa đầy đủ mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, chiến lược, nhiệm vụ bảo vệ biên giới và thể hiện đầy đủ, toàn diện nguyên tắc thực thi nhiệm vụ; góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập sau 20 năm thực hiện Pháp lệnh Biên phòng…

Luật Biên phòng Việt Nam: Cần bổ sung hành vi nghiêm cấm phá hoại cột mốc biên giới

ĐBQH Vũ Xuân Cường (đoàn Lào Cai) phát biểu tại tổ

“Trong xây dựng chức năng, nhiệm vụ Bộ đội Biên phòng cũng cần quy định nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan tới việc thực thi các nhiệm vụ, đối tượng thuộc biên phòng, như vậy mới đầy đủ. Trong Điều 14, chưa thấy có giao cho Bộ đội Biên phòng, thực thi nhiệm vụ giám sát, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, buôn bán chống buôn lậu qua khu vực biên giới. Việc này biên phòng làm rất hiệu quả cần phải bổ sung”, đại biểu Vũ Xuân Cường nói.

ĐBQH Nguyễn Thị Như Ý (đoàn Đồng Nai) cho rằng, dự án Luật cũng sẽ là cơ sở pháp lý góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm biên giới quốc gia.

Đại biểu Nguyễn Thị Như Ý cho rằng, dự thảo Luật nên nói rõ các vấn đề hợp tác quốc tế trong thực hiện nhiệm vụ biên phòng; quan tâm công tác giáo dục pháp luật khu vực biên giới; công tác phối hợp thực thi nhiệm vụ; phân biệt nhiệm vụ biên phòng và nhiệm vụ Bộ đội Biên phòng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng…

ĐBQH Thào Xuân Sùng (đoàn Hà Giang) nêu rõ, trong tất cả các khu vực phòng thủ ở nước ta, sự kết hợp giữa các thế trận tại địa bàn biên giới là đầy đủ nhất. Chúng ta có thế trận an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân, thế trận lòng dân. Tuy nhiên dự thảo Luật chưa làm rõ vấn đề này. 

Đại biểu cho rằng, phải thể hiện được vai trò rất đặc biệt của Bộ đội Biên phòng, họ đang làm hai nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng và cả công an biên phòng. 

Trong thực tế, khi xảy ra tình huống bất đắc dĩ, chúng ta phải xác định rõ thế trận, có người chủ trì và có linh hồn của thế trận đó. 

Bổ sung hành vi nghiêm cấm phá hoại cột mốc biên giới

Về một số nội dung cụ thể của dự thảo Luật, ĐBQH Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) đề nghị, cần bổ sung hành vi nghiêm cấm phá hoại cột mốc biên giới. Theo đại biểu, vấn đề xương sống, cốt lõi của dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam và Luật Biên giới quốc gia hiện hành là xây dựng, bảo vệ, quản lý biên giới. Trong biên giới thì đường biên giới rất quan trọng và cột mốc biên giới là biểu tượng thể hiện chủ quyền quốc gia. Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Xuân nêu rõ, dự thảo Luật phải thể hiện được vấn đề mấu chốt này.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân cũng lưu ý, biên phòng chỉ là đối tượng quan hệ pháp luật chứ không phải chủ thể của quan hệ pháp luật. Ở đây, Bộ đội Biên phòng mới là chủ thể, cho nên biên phòng không có nhiệm vụ mà phải là công tác biên phòng. Từ phân tích này, đại biểu đề nghị sửa tên gọi của Điều 5, dự thảo Luật thành “nhiệm vụ công tác biên phòng”.

Cùng quan điểm về vấn đề cột mốc biên giới, đại biểu Lưu Thành Công (đoàn Vĩnh Long) cho rằng, cần quy định rõ trong dự thảo Luật các quy định về bảo vệ cột mốc biên giới, bảo vệ đường biên giới… Đồng thời, cần bổ sung các quy định cụ thể về việc trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại như thế nào trong dự thảo Luật.

Đại biểu Lưu Thành Công đề nghị cần phân biệt rõ và ưu tiên tuyển dụng người địa phương vào  lực lượng biên phòng, vì thực tế anh em những người ở địa bàn biên giới sẽ nắm địa bàn tốt, việc ngoại giao giữ gìn biên giới cũng sẽ tốt hơn.

Lý giải điều này đại biểu Công cho biết, biên giới khu vực phía Bắc đồng bào dân tộc nhiều hơn, họ sống bám địa bàn vùng biên cả ngàn đời nay, còn biên giới phía Nam đồng bào dân tộc ít hơn, có nhiều người kinh đông sống khu vực biên giới.

Từ đó đại biểu Lưu Thành Công kiến nghị dùng cụm từ “tuyển dụng cư dân khu vực biên giới thay vì đồng bào dân tộc”.

Theo tờ trình của Bộ Quốc phòng, hiện nay, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển là xu thế chung. Tuy nhiên tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang diễn biến khá phức tạp, khó lường, nhất là vấn đề tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai...

Các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam; vi phạm pháp luật, nhất là tội phạm ma túy và các loại tội phạm có tính chất xuyên biên giới, di dịch cư tự do diễn biến phức tạp…

“Tình hình trên đặt ra nhiều yêu cầu đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển và tư duy mới về hoạt động biên phòng để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”, Tờ trình của Bộ Quốc phòng nêu rõ.

Tờ trình của Bộ Quốc phòng khẳng định việc xây dựng dự án luật nhằm mục đích phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, cá nhân, xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới toàn dân rộng khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại.

Dự thảo luật gồm 7 chương, 33 điều. Trong đó, điều 4 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như: Sử dụng khu vực biên giới, cho nước ngoài hoặc các thế lực khác sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới;

Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng làm trái chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn; Giả danh lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng...

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Luật Biên phng Việt Nam: Cần bổ sung hnh vi nghiêm cấm phá hoại cột mốc biên giới